Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác :
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ đựợc coi là có nghĩa hẹp khi phạm vỉ nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, dồng thời có thể có nghĩa hẹp dối với một từ ngữ khác.
I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
a. Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của từ “thú, chim, cá”. Vì nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của từ “thú, chim, cá”
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Nghĩa của chim rộng hơn nghĩa của các từ: tu hú, sáo… và nghĩa của từ cá có nghĩa rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu. Vì cá bao gồm các loại cá rô, cá thu.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:
-Quần đùi – Áo dài
-Quần dài – Áo sơ mi
-Súng trường -Bom
Advertisements (Quảng cáo)
– Đại bác -Bom bi, bom ba càng
Bài 2: Các từ có nghĩa rộng hơn các từ ngữ ở mỗi nhóm:
a. Nhiên liệu
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Quan sát
Advertisements (Quảng cáo)
e. Đánh
Bài 3: a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe đạp…
b. Kim loại: nhôm, đồng, sắt, bạc, chì,…
c. Hoa quả: xoài, mít…
d. Họ hàng: chú, bác, cô, dì, cậu…
e. Mang: vác, đội, cắp, xách, khiêng,…
Bài 4: a. Thuốc lào
b. Thủ quỹ
c. Bút điện
d. Hoa tai
Bài 5: – Động từ nghĩa rộng: khóc
– Động từ nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.