Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8 - Ngắn gọn

Soạn bài Tính thống nhất chủ đề của văn bản Văn 8 trang 12 ngắn gọn nhất: Phân tích tính thống nhát về chủ đề của văn bản sau

Soạn bài Tính thống nhất chủ đề của văn bản môn Ngữ văn lớp 8 trang 12 (ngắn gọn). Phân tích tính thống nhát về chủ đề của văn bản sau theo những yêu cầu nêu dưới. Vấn đề: sự gắn bó giữa cuộc sống người dân Thao với rừng cọ….

Chủ đề là đối tượng và vâh đề chính mà văn bản biểu đạt.

Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời haỵ lạc sang chả đề khác.

Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình: cảnh vật, quang cảnh trên đường đến trường, ở trường, khi nghe gọi tên, xếp hàng vào lớp, khi ngồi trong lớp học.

Sự hồi tưởng gợi lên bao tình cảm về buổi tựu trường, những cảm xúc náo nức, hồi hộp, sợ sệt, la lẫm,…

Câu 2: Chủ đề văn bản Tôi đi học : Những kỉ niệm, cảm xúc sâu đậm trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3: Chủ đề của một văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1: Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên căn cứ vào:

    – Nhan đề.

    – Hàng loạt các từ ngữ, câu văn: vào cuối thu, quên thế nào được (dòng hồi tưởng), học trò, thầy, lớp, Hôm nay tôi đi học,

Câu 2: a. Các từ ngữ chứng tỏ các kỉ niệm in sâu: Hằng năm, lòng tôi lại nao nao; Tôi quên thế nào được, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

b. Từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen bỡ ngỡ của nhân vật:

    – Con đường khác lạ so với lúc trước, cảnh vật đều thay đổi.

Advertisements (Quảng cáo)

    – Ngôi trường trước xa lạ giờ xinh xắn oai nghiêm.

Câu 3: – Văn bản phải có tính mạch lạc, có đối tượng xác định. Tất cả những yếu tố đó đều tập trung thể hiện ý đồ và cảm xúc của tác giả.

– Tính thống nhất về chủ đề còn thể hiện ở nhan đề và quan hệ giữa các phần của văn bản qua các câu văn và từ ngữ thể hiện.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1: a. – Vấn đề: sự gắn bó giữa cuộc sống người dân Thao với rừng cọ.

    – Trình tự trình bày đối tượng và vấn đề: từ khái quát đến tả hình dáng chi tiết, rồi sau đó là kỉ niệm gắn bó, cuộc sống quê gắn với cây cọ, nỗi nhớ.

Advertisements (Quảng cáo)

    – Trình tự sắp xếp đã rất chặt chẽ và thống nhất, rất khó thay đổi được nó.

b + c. Chủ đề của văn bản: Rừng cọ và sự gắn bó với người dân sông Thao:

    – Trong việc miêu tả rừng cọ và cuộc sống người dân:

       + “Chẳng có nói nào đẹp như sông Thao quê tôi…”

       + “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình…”

d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,

Bài 2: Trong các ý đã cho, ý (a), (c) phù hợp với chủ đề: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.”.

Sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.”.

Bài 3: Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g);

Advertisements (Quảng cáo)