Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Địa lí 11

Bài 9. Tiết 2: Các ngành kinh tế tế và các vùng kinh tế SBT Địa lớp 11: Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở đâu ?

Bài 9: Tiết 2: Các ngành kinh tế tế và các vùng kinh tế – SBT Địa lớp 11. Giải bài/câu 1,2,3,4, 5,6 bài tập từ trang 57 – 61 SBT Địa lý 11. Câu 2. Hoàn thành sơ đồ sau.

Câu 1: Chọn ý trả lời đúng

Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở

A. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thế giới.

B. khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31% giá trị GDP (năm 2004)

C. sản xuất công nghiệp phân bố với mức độ tập trung rất cao.

D. tất cả đều đúng.

Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, biểu hiện ở:

Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thế giới, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31% giá trị GDP (năm 2004). Sản xuất công nghiệp phân bố với mức độ tập trung rất cao.

Chọn D. tất cả đều đúng.

Câu 2: Hoàn thành sơ đồ sau

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: Dựa vào lược đồ công nghiệp Nhật Bản để hoàn thành bảng dưới đây:

Tên trung tâm

Các ngành công nghiệp của trung tâm

CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP RẤT LỚN CỦA NHẬT BẢN

Tên trung tâm

Các ngành công nghiệp cùa trung’tâm

Tôkiô

Điện tử, viễn thông; Cơ khí; Sản xuất ôtô; Dệt may

Iôcôhama

Đóng tàu; Thực phẩm; luyện kim đen; Hóa dầu

Caoaxaki

Luyện kim đen;hóa chất, cơ khí, chế tạo máy bay

Nagôia

Hóa chất, chế tạo máy bay, sản xuất ôtô; luyện kim đen;

Kiôtô

Luyện kim màu; Hóa dầu, chế tạo máy bay, Cơ khí

Côbê

Đóng tàu; Cơ khí; Sản xuất ôtô; Dệt may

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu và lược đồ dưới đây, viết báo cáo ngắn về tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2004

Diện tích (nghìn ha)

2342

2047

2188

1770

1688

1650

Năng suát (tấn/ha)

6,2

6,4

6,3

6,7

6,6

6,9

Tổng sản lượng (nghìn tấn)

14578

13124

13435

11863

11111

11400

Advertisements (Quảng cáo)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN

a)      Về diện tích trồng

Diện tích đất trồng lúa gạo rất ít, có xu hướng giảm từ năm 1985 đến năm 2004

Diện tích đất trồng lúa năm 1985 là: 2342 nghìn ha, đến năm 2004 giảm còn 1650 nghìn ha, giảm 692 nghìn ha.

Nguyên nhân: Do điều kiện tự nhiên khong thích hợp và sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

b)      Về năng suất

Năng suất cao, trung bình trên 6 tấn/ha. Nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 1985, năng suất lúa gạo là 6,2 tạ/ha. Năm 2004 tăng thêm 0,7 tạ/ha thành 6,9 tạ/ha. Do áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

c)      Về tổng sản lượng

Tổng sản lượng lúa gạo cao. Tuy nhiên do diện tích quá ít và điều kiện canh tác khó khăn, nên có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2004, tổng sản lượng lúa gạo là 11400 nghìn tấn.

d)     Về phân bố

Sản xuất lúa gạo phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, chiếm 1 diện tích nhỏ, hẹp.

Phân bố theo diện tịc nhỏ hẹp ở các đồng bằng duyên hải ven biển. Nhiều nhất là các đồng bằng ven biển trên đảo Hônsu

Câu 5: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Câu 6: Dựa vào lược đồ công nghiệp Nhật Bản, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau.

CÁC VÙNG KINH TẾ VÀ CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA MỖI VÙNG

Các vùng kinh tế lớn

Các trung tâm công nghiệp chính của vùng

CÁC VÙNG KINH TẾ VÀ CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA MỖI VÙNG

Các vùng kinh tế lớn

Các trung tâm công nghiệp chính của vùng

Hôn-su

Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, tạo nên “chuỗi đô thị”.

Kiu-xiu

Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ôyta

Xi-cô-cư

Gôchi

Hô-cai-đô

Xap-pô-rô, Mu-rô-man, Cusirô

Advertisements (Quảng cáo)