Câu 1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố asen, antimon và bitmut ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
Cấu hình electron của \[{\rm{As}}(Z = 33):\left[ {{\rm{Ar}}} \right]3{d^{10}}4{s^2}4{p^3}\]
Cấu hình electron của \[Sb(Z = 51):\left[ {{\rm{Kr}}} \right]4{d^{10}}5{s^2}5{p^3}\]
Cấu hình electron của \[Bi(Z = 83):\left[ {Xe} \right]4{f^{14}}5{d^{10}}6{s^2}6{p^3}\]
Câu 2. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích:
a) Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần ?
b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với ôxi và càng yếu hơn so với flo ?
Giải
a) Trong nhóm VA đi từ N đến Bi độ âm điện giảm Tính phi kim giảm vì độ âm điện đặc trưng cho tính phi kim.
b) Các nguyên tố N, O và F thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Theo quy luật của một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng, tính phi kim tăng. Vì vậy tính phi kim: \({}_7N < {}_8O < {}_9F.\)
Câu 3. Nêu một số hợp chất trong đó nitơ và photpho có số oxi hóa -3, +3, +5
Advertisements (Quảng cáo)
-3 |
+3 |
+5 |
\(N{H_3}\) |
\({N_2}{O_3}\) |
\({N_2}{O_5}\) |
\(P{H_3}\) |
\({P_2}{O_3}\) |
\({P_2}{O_5}\) |
Câu 4. Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5 ?
Nguyên tử nitơ không có obitan d trống, nên ở trạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.
Câu 5. Lập các phương trình hóa học sau và cho biết thể hiện tính chất gì ?
a) \[As + HN{O_3} \to {H_3}{\rm{As}}{{\rm{O}}_4} + N{O_2} + {H_2}O\]
Advertisements (Quảng cáo)
b) \[Bi + HN{O_3} \to Bi{(N{{\rm{O}}_3})_3} + NO + {H_2}O\]
c) \[S{b_2}{O_3} + HCl \to SbC{l_3} + {H_2}O\]
d) \[S{b_2}{O_3} + NaOH \to NaSb{O_2} + {H_2}O\]
Giải
a) \[\mathop {{\rm{As}}}\limits^0 + 5HN{O_3} \to \mathop {{H_3}{\rm{As}}{{\rm{O}}_4}}\limits^{ + 5} + 5N{O_2} + {H_2}O\] (As đóng vai trò chất khử)
b) \[\mathop {Bi}\limits^0 + 4HN{O_3} \to \mathop {Bi}\limits^{ + 3} {(N{{\rm{O}}_3})_3} + NO \uparrow + 2{H_2}O\] (Bi đóng vai trò chất khử)
c) \[S{b_2}{O_3} + 6HCl \to 2SbC{l_3} + 3{H_2}O\]
(\(S{b_2}{O_3}\) đóng vai trò bazơ)
d) \[S{b_2}{O_3} + 2NaOH \to 2NaSb{O_2} + {H_2}O\]
(\(S{b_2}{O_3}\) đóng vai trò axit)
Vậy \(S{b_2}{O_3}\) là hợp chất lưỡng tính.