Bài 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Theo lịch của người phương Đông, một năm có
A. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 30 đến 31 ngày
B. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30.ngày.
C. 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 28 đến 30 ngày.
D. 12 tháng và một tháng nhuận, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày.
2. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông là
A. chữ tượng ý.
B. chữ tượng hình.
C. chữ giáp cốt.
D. chữ hình nêm (hình góc, hình đinh)
3. Chữ số 0, một phát minh có vai trò vô cùng quan trọng trong thực tế là thành tựu của
A. người Trung Quốc.
B. người Ai Cập, Lưỡng Hà.
C. người Ấn Độ.
D. người Trung Quốc và Ai Cập
4. Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo
A. sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
B. sự di chuyển của Mặt Trărig xung quanh Trái Đất.
C. sự di chuyển của Trái Đất và Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.
D. sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.
5. Người Rô-ma đã tính được một năm có
A. 366 ngày.
B. 365 ngày và 1/2 ngày,
c. 365 ngày và 1/4 ngày.
D. 364 ngày.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Ban đầu, hệ thống chữ cái của người Rô-ma có
A. 26 chữ cái. B. 22 chữ cái
C. 20 chữ cái. D. 25 chữ cái.
7. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của
A. Rô-ma. B. Lưỡng Hà.
c. Trung Quốc. D. Hi Lạp
8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Ai Cập cổ đại là
A. Kim tự tháp Kê-ốp. B. Vạn lí trường thành.
C. thành Ba-bi-lon. D. tất cả các công trình trên.
9. Di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay là
A. đấu trường Cô-li-dê. B. tượng thần Vệ nữ.
c. đền Pác-tê-nông. D. tất cả các di tích trên.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
B |
B |
c |
A |
c |
c |
D |
A |
D |
Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc s (sai) vào ô trống trước các câu trả lời sau.
1. Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời ở phương Đông gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
2. Lịch của người phương Đông gọi là nông lịch.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Người phương Đông cổ đại cho rằng một năm có 366 ngày.
4. Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ.
5. Chữ viết đầu tiên của người Trung Quốc là chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú).
6. Chữ tượng hình là chữ của người Ai Cập, viết trên giấy Pa-pi-rút.
7. Nguyên liệu được dùng để viết của người Lưỡng Hà là những tấm đất sét đã làm khô.
Đ : 1, 2, 5, 6, 7
S : 3, 4.
Bài 3. 1. Hãy nối các công trình kiến trúc, điêu khắc cổ đại ở cột B với tên quốc gia ở cột A cho phù hợp.
A B
|
2. Hãy nối tên các nhà khoa học với các lĩnh vực khoa học cho phù hợp.
A |
B |
|
1. Ta-lét |
a) Toán học |
|
2. Pi-ta-go |
|
|
3. Ơ-Cơ-Iít |
|
b) Vật lí |
4. Ác-si-mét |
|
|
5. Pla-tôn |
|
c) Triết học |
6. A-ri-xtốt |
|
|
7. Hê-rô-đốt |
|
d) Sử học |
8. Tu-xi-đít |
|
|
9. Stơ-ra-bôn |
|
e) Địa lí |
10. Hô-me |
|
|
11. Et-sin |
|
g) Văn học |
12. Xô-phô-clơ |
|
1. a-2; b-4; c-1; d-3
2. a-1, 2,3
b-4
c-5;6
d-7,8,10
e-9
g-11, 12
Bài 4. Hãy điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.
1. Người Ai Cập cổ đại đã tính được số Pi bằng………
2. Những công trình kiến trúc nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương Đông là….
3. Lịch của người Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là……….
4. Hệ thống chữ cái a, b, c lúc đầu có ………… sau có thêm ….. chữ cái mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
5. Những di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là…..
Đáp án: 1. 3,16 ;
2. Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc,… ;
3. Dương lịch ;
4. 20… 6… ;
5. đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng thần Vệ nữ, tượng lực sĩ ném đĩa,…
Bài 5. Cư dân phương Đông cổ đại đã có đóng góp gì cho kho tàng văn hoá thế giới ?
HS nêu những đóng góp vể thiên văn, nông lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc.
Ai Cập: Xây dựng các Kim tự tháp, tượng Nhân sư, các đền đài, lăng tẩm, các pho tượng (tượng quan ghi chép, các vị thần..) ,đồ gốm, trang sức…, chữ tượng hình, các thành tựu toán học – thiên văn (tính số pi=3,5; hệ đếm số…,làm lịch viết trong các pa-py-rút…)
+Lưỡng Hà: Xây dựng thành Ba-bi-lon, vườn treo Ba-bi-lon, các thành tựu toán học – thiên văn (pi=3,125; bảng nhân, hệ đếm số, giải phương trình, lượng giác…)
+Trung Quốc: Xây dựng các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đồ gốm, lụa, trang sức,…làm lịch, chữ tượng hình, thành tựu toán,…
+Ấn độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn …). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,…các thành tựu toán đặc biệt là việc phát hiện chữ số 0.
Bài 6. Nêu những thành tựu nổi bật và đặc trưng của nền văn hoá cổ đại Hi Lạp, Rô-ma.
– Thành tựu nổi bật: ………………………
– Đặc trưng : ……………………..
Đáp án: – Thành tựu nổi bật (nêu những đóng góp cụ thể trên các lĩnh vực).
– Đặc trưng : đạt tới trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học ; xuất hiện các nhà khoa học nổi danh ; đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này…