Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11 Nâng cao

Bài C1, 1, 2, 3, 4 trang 258, 259 Lý 11 Nâng cao – Trên vành của một kính lúp có ghi 10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?

Giải bài C1, 1, 2, 3, 4 trang 258, 259 SGK Vật lí 11 Nâng cao. Bài 52 kính lúp. Hãy cho biết, muốn có; Trên vành của một kính lúp có ghi 10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?

Câu C1: Hãy cho biết, muốn có \({G_\infty }\) lớn thì phải chọn kính lúp có đặc điểm như thế nào?

Để so sánh độ bội giác của các kính lúp, người ta quy định lấy

\(Đ = 0,25\left( m \right) \Rightarrow {G_\infty } = {{0,25} \over f}\)

Do đó muốn có \({G_\infty }\) lớn nên chọn kính có f nhỏ, giá trị \({G_\infty }\) thường ghi trên vành kính, ví dụ như x2,5; x8;…


Bài 1:  Chọn câu đúng.

A. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha  \ge {\alpha _{\min }}\) (\({\alpha _{\min }}\) là năng suất phân li của mắt).

B. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha  \ge {\alpha _{\min }}\) (\({\alpha _{\min }}\) là năng suất phân li của mắt).

C. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, ngược chiều của vật dể mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha  \ge {\alpha _{\min }}\) (\({\alpha _{\min }}\) là năng suất phân li của mắt).

D.Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều của vật dể mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha  \ge {\alpha _{\min }}\) (\({\alpha _{\min }}\) là năng suất phân li của mắt).

D là câu đúng.


Bài 2: Trên vành của một kính lúp có ghi 10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?

A. f= 5cm.                 B. f = 10cm.

Advertisements (Quảng cáo)

C. f = 25cm.              D. f= 2,5cm.

D là đáp số đúng:

\({G_\infty } = {{0,25} \over f} = {{25cm} \over f} \Rightarrow f = {{25} \over {{G_\infty }}} = {{25} \over {10}} = 2,5cm\)


Bài 3: Trên vành của một kính lúp có độ tụ +10 điôp để làm kính lúp.

   a) Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng của vô cực.

   b) Tính số bội giác của kính và số phóng đại khi ngắm chừng ở điểm cực cận.

Cho khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm. Mắt coi như đặt sát kính.

Advertisements (Quảng cáo)

\(D = + 10\,\text{ điôp}\, \Rightarrow f = {1 \over {10}} = 0,1\left( m \right) = 10\left( {cm} \right)\)

           a)    \({G_\infty } = {Đ \over f} = {{25} \over {10}} = 2,5\)

           b)  Khi ngắm chừng ở cực cận, mắt thấy ảnh ảo tại điểm cực cận của mắt

\( \Rightarrow d’ = – O{C_C} = – Đ = – 25cm\)

            Ta có:   \(d = {{d’f} \over {d’ – f}} = {{ – 25.10} \over { – 25 – 10}} = 7,14\left( {cm} \right)\)

\( \Rightarrow {G_C} = k = – {{d’} \over d} = – {{ – 25} \over {7,14}} = 3,5\) 


Bài 4: Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 10cm và đến điểm cực viễn là 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ là 10 điôp. Mắt đặt sát sau kính.

    a) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?

    b) Tính số bội giác của kính lúp với mắt của người ấy và số phóng đại của ảnh trong các trường hợp sau:

–  Ngắm chừng ở điểm cực viễn.

–  Ngắm chừng ở điểm cực cận

OCC = 10cm, OCV = 50cm, D = 10 điôp

\(\Rightarrow f = 10 cm; l = 0\)

a) Ngắm chừng ở CV:  \(d’ = -50cm \Rightarrow d = {{d’f} \over {d’ – f}} = {{ – 50.10} \over { – 50 – 10}} = 8,33cm\)

Ngắm chừng ở CC:  \(d’ = – 10cm \Rightarrow d = {{d’f} \over {d’ – f}} = {{ – 10.10} \over { – 10 – 10}} = 5cm\)

Phải đặt vật trong khoảng \(5cm \le d \le 8,33cm\)

b)      \({G_V} = {k_V}{{O{C_c}} \over {O{C_v}}} = – {{d’} \over d}.{{O{C_c}} \over {O{C_v}}} = – {{ – 50} \over {8,33}}.{{10} \over {50}} = 1,2\)

\({k_V} = – {{d’} \over d} = {{50} \over {8,33}} = 6\)

\({G_C} = {k_C} = – {{d’} \over d} = – {{ – 10} \over 5} = 2\)

Advertisements (Quảng cáo)