Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Hóa 11 Nâng cao

Bài 29. Luyện tập chất hữu cơ, công thức phân tử: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 121 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 121 – Bài 29. Luyện tập chất hữu cơ, công thức phân tử SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Hãy chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp

Câu 1. Hãy chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:

a) Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng với …tạo thành khi …hỗn hợp lỏng đó.

A. hỗn hợp chất rắn   

B. hỗn hợp hơi           

C. đun nóng   

D. đun sôi.

b) Người ta thường sử dụng phương pháp chưng cất đối với các chất có …. Khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về…. của các chất.

A. độ tan                                                         

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi                                                

D. sự thay đổi độ tan.

c) Người ta thường sử dụng phương pháp chiết đẻ tách các chấl lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn…

A. Độ tan                                            

B. Không tan  

C. Bay hơi                                          

D. Không trộn lẫn vào nhau

d) Tính chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ:

A. Sự thay đổi tỉ khối                          

B. Sự kết tinh              

C. Sự thằng hoa                                             

D. Sự thay đổi độ tan


Câu 2. Hãy thiết lập công thức phân tử các các hợp chất A và B ứng với các số liệu thực nghiệm sau (Không ghi %O)

a) C: 49,40%, H: 9,80%, N: 19,10%, \({d_{A/kk}} = 2,52\)

b) C: 54,54%, H: 9,09%, \({d_{B/C{O_2}}} = 2,52\)

Advertisements (Quảng cáo)

Giải

a) \(\% {m_O} = 100 – (49,4 + 9,8 + 19,1) = 21,70\% \)

\({M_A} = 2,52.29 = 73(g/mol)\)

 Đặt công thức tổng quát của A: \({C_x}{H_y}{O_z}{N_t}\)

 Ta có \(x:y:z:t = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}:\frac{{\% N}}{{14}} = 3:7:1:1\)

Công thức đơn giản nhất của A: \({\left( {{C_3}{H_7}ON} \right)_n}\).

Ta có \(M_A=73\Rightarrow n=1\)

\( \Rightarrow \) CTPT của A: \({C_3}{H_7}ON\)

b) \(\% {m_O} = 100 – (54,54 + 9,09) = 36,37\% \)

\({M_B} = 44.2 = 88(g/mol)\)

 Đặt công thức tổng quát của B: \({C_x}{H_y}{O_z}\)

Ta có \(x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}} = 2:4:1\)

Công thức đơn giản nhất của B: \({\left( {{C_2}{H_4}O} \right)_n}\).

Ta có \({M_B} = 88 \Rightarrow n = 2\)

\( \Rightarrow \) CTPT của B: \({C_4}{H_8}{O_2}\)


Câu 3. Một hợp chất A chứa 54,8% H, 9,3%N còn lại là O, cho biết phân tử khối của nó là 153. Xác định công thức phân tử của hợp chất. Vì sao phân tử khối của hợp chất chứa C, H, O là số chẵn mà phân tử khối của A lại là số lẻ (Không kể phần thập phân)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\begin{array}{l}\% O = 100 – (54,8 + 4,8 + 9,3) = 31,1\% ;\\{M_A} = 153\end{array}\)

Đặt công thức tổng quát của A là: \(C_xH_yO_zN_t\)

Ta có \(x:y:z:t = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}:\frac{{\% N}}{{14}} = 7:7:3:1\)

Công thức đơn giản nhất của A: \({\left( {{C_7}{H_7}{O_3}N} \right)_n}\).

Ta có \({M_A} = 153 \Rightarrow n = 1\)\( \Rightarrow \) CTPT của A: \({C_7}{H_7}{O_3}N\)

– Phân tử khối cuat hợp chất chứa C, H, O luôn chẵn vì số nguyên tử H luôn là số chẵn.

 Xét hợp chất  \({C_x}{H_y}{O_z}\). Vì y là số chẵn nên đặt \(y = 2a(a \in {N^*})\)

Ta có \(M = 12x + y + 16z = 12x + 2a + 16z \)

                \(= 2(6x + a + 8z)\)  là số chẵn.

– Phân tử khối của A là số lẻ vì nguyên tử H = 7 (số lẻ)


Câu 4. Phân tích nguyên tố của một hợ chất hữu cơ A cho kết quả: 70,97% C, 10,15%H còn lại là O. Cho biết khối lượng mol phân tử của A là 340g/mol. Xác định công thức phân tử của A. Hãy giải bài tập trên bằng hai cách dưới đây và rút ra kết luận:

a)   Qua công thức đơn giản nhất.

b)      Không qua công thức đơn giản nhất.

– Cách 1: \(\% O = 100 – (70,97    + 10,15) = 18,88\% ;\)

Đặt công thức tổng quát của A: \({C_x}{H_y}{O_z}\)

Ta có

\(x:y:z = \frac{{70,97}}{{12}}:\frac{{10,15}}{1}:\frac{{18,88}}{{16}} \)

               \(= 5,914:10,15:1,18 = 5:9:1\)

Công thức đơn giản nhất của A: \({\left( {{C_5}{H_9}O} \right)_n}\).

Ta có \({M_A} = 340 \Rightarrow n = 4\)

 CTPT của A: \({C_{20}}{H_{36}}{O_4}\)

– Cách 2: Đặt công thức tổng quát của A: \({C_x}{H_y}{O_z}\)

Ta có \(\frac{{12x}}{{70,97}}:\frac{y}{{10,15}}:\frac{{16z}}{{18,88}} = \frac{{340}}{{100}}\)

Giải ta được \(x = 20;y = 36;z = 4 \)

\(\Rightarrow \)  CTPT của A: \({C_{20}}{H_{36}}{O_4}\)


Câu 5. Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng y giáo chủ được tách chiết từ một loài ốc biển. Đó là một hợp chất có thành phần nguyên tố như sau:

C: 45,70%, H: 1,90%, O: 7,60%, N: 6,70%, Br: 38,10%

a) Hãy xác định công thức đơn giản nhất của “phẩm đỏ”

b) Phương pháp phổ khối lượng cho biết trong phân tử “phẩm đỏ” có chứa hai nguyên tử brom. Hãy xác định công thức phân tử của nó.

Đặt công thức tổng quá của phẩm đỏ: \({C_x}{H_y}{O_z}{N_t}B{r_v}\)

Ta có \(x:y:z:t:v = \frac{{45,7}}{{12}}:\frac{{1,9}}{1}:\frac{{7,6}}{{16}}:\frac{{6,7}}{{14}}:\frac{{38,1}}{{80}} \)

                                   \(= 8:4:1:1:1\)

Công thức đơn giản của phẩm đỏ \({\left( {{C_8}{H_4}ONBr} \right)_n}\) . Phẩm đỏ có hai nguyên tử Br nên công thức phân tử của phẩm đỏ là \({C_{16}}{H_8}{O_2}{N_2}B{r_2}\).

Advertisements (Quảng cáo)