Bài 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam là địa bàn thuộc nền văn hoá
A. Đông Sơn. B. Sa Huỳnh.
C. Óc Eo. D. Phùng Nguyên.
2. Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập vào năm
A. 191-192
B. 192- 193.
c. 193 – 194.
D. 194-195.
3. Sau khi giành được độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là
A. Tượng Lâm.
B. Hoàn Vương.
C.Lâm Ấp.
D. Cham-pa.
4. Người Chăm biết dùng trâu, bò kéo cày và sử dụng công cụ bằng
A. đá. B. đồng
C. sắt. D. gỗ.
5. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa dựa vào
A.nông nghiệp trồng lúa nước
B. trồng lúa mạch, lúa mì.
C. trồng các loại cây công nghiệp, khai thác lâm thổ sản, đánh cá.
Advertisements (Quảng cáo)
D. buôn bán với các nước trong vùng.
6. Tôn giáo của người Chăm là
A. đạo Hồi.
B. đạo Bà La Môn và đạo Phật.
C. đạo Nho.
D. đạo Thiên Chúa.
7. Hiện nay ở nước ta có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới ?
A. Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam).
B. Tháp Chăm (Phan Rang).
c. Cố đô Huế
D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
B |
B |
c |
c |
A |
B |
A |
Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trống trước các câu sau.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
2. Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xã.
3. Huyện Nhật Nam là địa bàn sinh sống của của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh khá phát triển.
4. Các vua Lâm Ấp đã tổ chức cho người Chăm tiến hành khai hoang nên lãnh thổ không ngừng được mở rộng.
5. Giữa người Chăm và người Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ do nền văn hoá khác nhau nên hầu như không có mối liên hệ gì.
Đ: 1,2;
s : 3, 4, 5.
Bài 3. Hãy xác định phong tục tập quán ở cột bên phải là của dân tộc nào (Chăm hay Việt – hoặc của cả Chăm và Việt) để điền vào cột bên trái.
Dân tộc |
Phong tục, tập quán |
|
Tục hoả táng nguời chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biến. |
|
ở nhà sàn. |
|
Tục ăn trầu cau. |
|
Nhuộm răng đen. |
Dân tộc |
Phong tục, tập quán |
Chăm |
Tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. |
Chăm và Việt |
ở nhà sàn. |
Chăm và Việt |
Tục ăn trầu cau. |
Việt |
Nhuộm răng đen. |
Dân tộc |
Phong tục, tập quán |
Chăm |
Tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. |
Chăm và Việt |
ở nhà sàn. |
Chăm và Việt |
Tục ăn trầu cau. |
Việt |
Nhuộm răng đen. |
Bài 4. Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của bộ lạc nào ? Xác định vị trí của huyện Tượng Lâm trên bản đồ. Mối quan hệ giữa người Chăm và cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ như thế nào?
– Là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh.
– Vị trí: từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh.
– Quan hệ : đoàn kết cùng chống kẻ thù chung là bọn phong kiến phương Bắc. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân ở Nhật Nam, Tượng Lâm cũng nổi dậy ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Bài 5. Nước Cham-pa được thành lập như thế nào ?
– Hoàn cảnh :
– Quá trình thành lập :
– Hoàn cảnh :
Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Các vua Lâm Ấp thường tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ, rồi đổi tên nước là Cham-pa.
– Quá trình thành lập :Từ phạm vi lãnh thổ nhỏ đến phạm vi lãnh thổ lớn hơn : phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển) phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa.
Bài 6. Hãy tóm tắt những thành tựu cơ bản của Cham-pa trong các lĩnh vực:
-Kinh tế:
+ Nông nghiệp :
+ Thủ công nghiệp :
-Văn hoá :
+ Chữ viết:
+ Kiến trúc, điêu khắc (thành tựu đặc sắc nhất)
Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
– Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
– Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán…