I. Công dụng của trạng ngữ:
1. Các trạng ngữ:
a. Thường thường, vào khoảng đó => trạng ngữ chỉ thời gian.
Sáng dậy => trạng ngữ chỉ thời gian.
Trên giàn hoa lí => trạng ngữ chỉ địa điểm
Chỉ độ tám chín giờ sáng => trạng ngữ chỉ thời gian
Trên nền trời trong trong => trạng ngữ chỉ địa điểm.
b. Về mùa đông => trạng ngữ chỉ thời gian.
=> Không nên lược bỏ trạng ngữ, vì: các trạng ngữ giúp cho nội dung miêu tả câu văn chính xác và có tác dụng tạo liên kết câu.
2. Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự nhất định về thời gian, không gian, các quan hệ nguyên nhân- kết quả, suy lí…
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Câu in đậm có đặc biệt vì:
Câu in đậm vốn dĩ là một trạng ngữ của câu trước nhưng người viết đã tách nó ra thành một câu riêng.
2. Việc tách câu như trên có tác dụng: nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ được tách ra, tạo nhịp điệu cho câu văn. Đồng thời, góp phần làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
III. LUYỆN TẬP:
1. Nêu công dụng của trạng ngữ:
a. Trạng ngữ:
– Ở loại bài thứ nhất
Advertisements (Quảng cáo)
– Ở loại bài thứ hai
=> trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
b. Trạng ngữ:
– Đã bao lần
– Lần đầu tiên chập chững bước đi
– Lần đầu tiên tập bơi
– Lần đầu tiên chơi bóng bàn
– Lúc còn học phổ thông
– Về môn Hóa
=> trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.
2. Trường hợp tách trạng ngữ:
a. Năm 72 => nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
=> nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
3. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
Chỉ riêng với hai khả năng: tạo hình và tạo nhạc, tiếng Việt đã xứng đáng là một ngôn ngữ vừa giàu vừa đẹp. Ngoài ra, tiếng Việt còn có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và thỏa mãn cho yêu cầu đời sống văn hóa nước nhà. Chính vì vậy, chúng ta có đủ lí do để tự hào về tiếng nói của mình.