Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Địa lí 6

Bài 1,2 trang 48,49, 50 SBT Địa lí lớp 6: Bình nguyên có đặc điểm gì về bề mặt địa hình và độ cao?

Bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) – SBT Địa lí lớp 6. Giải bài 1, 2, trang 48, 49, 50 Sách bài tập Địa lí 6. Bài 2. Dựa vào kiến thức đã học và dựa vào hình 14, hãy nêu sự phân loại bình nguyên theo các tiêu chí sau :
– Theo độ cao.

Câu 1.a: Dựa vào hình 14 và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết:

– Bình nguyên có đặc điểm gì về bề mặt địa hình và độ cao.

– Cao nguyên có đặc điểm gì về bề mặt địa hình, sườn và độ cao.

– Cao nguyên khác bình nguyên ở những điểm nào.

– Các đặc điểm địa hình (đỉnh, độ cao, sườn, thung lũng) của đồi khác với của núi như thế nào.

– Bình nguyên có đặc điểm về bề mặt địa hình và độ cao :

+ Độ cao : Độ cao tuyệt đới từ 200m – 500 m

+ Gồm hai loại đồng bằng :

   Bào mòn : bề mặt hơi gợn sóng ( ví dụ : châu Âu, Canada, …)

   Bồi tụ : Bề mặt bằng phẳng

– Cao nguyên có đặc điểm về bề mặt địa hình, sườn và độ cao :

+ Độ cao tuyệt đới trên 500m

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc

– Cao nguyên khác bình nguyên ở những điểm : độ cao, bề mặt địa hình

Advertisements (Quảng cáo)

– Các đặc điểm địa hình (đỉnh, độ cao, sườn, thung lũng) của đồi khác với của núi như thế nào.

Câu 2.a: Dựa vào kiến thức đã học và dựa vào hình 14, hãy nêu sự phân loại bình nguyên theo các tiêu chí sau :

– Theo độ cao

– Theo nguyên nhân hình thành

– Theo độ cao :

+ Bình nguyên thấp

+ Bình nguyên cao

– Theo nguyên nhân hình thành : hai loại

+ Bình nguyên do băng hà bào mòn

Advertisements (Quảng cáo)

+ Bình nguyên do phù sa của biển hay sông bồi tụ ( còn gọi là bình nguyên bồi tụ)

Câu 1.b: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Đồi là một dạng địa hình núi già.

Đúng

Sai

Đúng

Câu 2.b: Hãy đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng nhất.

Bình nguyên là dạng địa hình có

a) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi gần 500m.

b) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi trên 500m.

c) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường xấp xỉ 500m, đôi khi dưới 200m.

d) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 2Ổ0m, đôi khi dưới 500m, có sườn dốc.

Chọn đáp án a

Câu 1.a: Tại sao người ta không dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi ?

Vì đồi là một dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi nên khi đo bằng độ cao tuyệt đối (tính từ mực nước biển) sẽ không chính xác bằng độ cao tương đối (do là một dạng chuyển tiếp nên ta khó xác định đâu là độ cao phần đồi và dễ lẫn lộn sang núi và bình nguyên).

Câu 1.b: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Phần đất liền trên các bản đồ tự nhiên có in màu xanh lá mạ hoặc màu vàng nhằm thể hiện bình nguyên hoặc đồng bằng.

Đúng

Sai

Sai

Advertisements (Quảng cáo)