Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 273, 274 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Cảm ứng ở thực vật và động vật

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 273, 274 SGK Sinh học lớp 12 Nâng cao. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hoàn thành bảng sau. ; Cảm ứng ở thực vật và động vật

Câu 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

Tiêu hoá

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

Hô hấp

Quang hợp

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

Thực vật hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường gian bào và con đường, qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như CO2 và O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây.

Động vật trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.

Tiêu hoá

Thực vật là sinh vật tự dưỡng nên không có hệ tiêu hoá. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào.

Động vật là sinh vật dị dưỡng có hệ tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá gồm tiêu hoá cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hoá hoá học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành, các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

Thực vật vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và chất khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). Thực vật bài tiết nước qua thoát hơi nước qua lá và khí khổng.

Động vật vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.

Hô hấp

Thực vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucôzơ thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong tế bào chất và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền điện tử. Hệ số chuyển hoá năng lượng là 36 ATP.

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2  \( \to \)

6H2O + 6CO2 + năng lượng

Thực vật trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.

Động vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ ( do động vật lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự như ở thực vật gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong tế bào chất và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào).

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2\( \to \) 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Đối với động vật, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.

Quang hợp

Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hoá quang năng thành năng lượng dự trữ trong các chất hữu cơ.

 Quang hợp được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chứa sắc tố diệp lục (clorôphin). Pha sáng của quang hợp chuyển hoá quang năng thành năng lượng tích  trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lựợng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hoá thành glucôzơ (chu trình Canvin).

Công thức chung của quang hợp: 6H2O + 6CO2 \( \to \) C6H12O6 + 6O2

Động vật là sinh vật dị dưỡng không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.


Câu 2: Cảm ứng ở thực vật và động vật

–             Khái niệm về cảm ứng.

–             Hoàn thành bảng sau

Bảng 66.5 So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật.

Phương thức cảm ứng

Thực vật

Động vật

Hướng động

Ứng động

Vận động

Advertisements (Quảng cáo)

Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các tác nhân kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Thực vật sống cố định nên phản ứng với kích thích chủ yếu bằng vận động hướng động. Khác với thực vật, động vật di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nơi ở có phân hoá hệ cơ quan cảm giác và thần kinh.

Phương thức cảm ứng

Thực vật

Động vật

Hướng động

Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hoá).

Ứng động

Phản ứng của cây với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa…).

Vận động

Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh. Động vật có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.


Câu 3: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

– Khái niệm về sinh trưởng và phát triển

– Hoàn thành bảng so sánh:

Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển

Advertisements (Quảng cáo)

Phương thức

Đặc tính

Ví dụ

Sinh trưởng

Phát triển

Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

Nhân tố ảnh hưởng

Thực vật

Động vật

Nhân tố bên trong (hoocmôn)

Nhân tố môi trường

Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật (tế bào, mô, cơ quan).

Phát triển là sự biến đổi của sinh vật thể hiện ở ba quá trình: sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển

Phương thức

Đặc tính

Ví dụ

Sinh trưởng

Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan

Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành.

Phát triển

Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể.

Cây trưởng thành ra hoa kết trái.

Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa…

Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

Nhân tố ảnh hưởng

Thực vật

Động vật

Nhân tố bên trong (hoocmôn)

Hoocmôn thực vật kích thích sinh trưởng (auxin, gibêrelin, xitôkinin), kìm hãm sinh trưởng (axit abxixic, êtilen…), kích thích ra hoa (florigen…).

Hoocmôn kích thích sinh trưởng (hoocmôn GH, tiroxin…), gây biến thái (ecđixơn, juvenin), điều hoà sinh sản (FSH, LH, ơsrôgen, testostêrôn)

Nhân tố môi trường

Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng phân bón).

Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên sinh trưởng phát triển động vật: thức ăn, hàm lượng O2, CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…).

Câu 4: Sinh sản ở thực vật và động vật

–      Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính.

–      Hoàn thành bảng so sánh sinh sản ở thực vật và động vật.

Phương thức sinh sản

Thực vật

Động vật

Vô tính

Hữu tính

Ứng dụng thực tế

Sinh sản vô tính chỉ có một cá thể (hoặc tế bào) tham gia, không xảy ra tái tổ hợp di truyền.

Sinh sản hữu tính có hai cá thể (hai tế bào) tham gia, tạo ra tái tổ hợp di truyền.

Hoàn thành bảng

Phương thức sinh sản

Thực vật

Động vật

Vô tính

Thường xuyên xảy ra. Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ.

Ít khi xảy ra. Chủ yếu ở động vật bậc thấp: nảy chồi (thuỷ tức), phân mảnh (giun dẹt).

Hữu tính

Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Kết hợp giao tử đực với giao tử cái (thụ tinh). Thụ phấn. Thụ tinh kép. Luân phiên thế hệ: giao tử thể và bào tử thể.

Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Thụ tinh. Chỉ tồn tại giai đoạn bào tử thể (con vật trưởng thành.

Ứng dụng thực tế

Công nghệ chiết ghép, vi nhân giống, lai giống…

Công nghệ thụ tinh – phôi, công nghệ sinh sản vô tính, lai giống…

Advertisements (Quảng cáo)