Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Sinh học 11 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 99 Sách môn Sinh 11 Nâng cao – Nêu đặc điểm của ứng động sinh trưởng theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 99 SGK Sinh học  lớp 11 Nâng cao.  Ứng động khác hướng động ở những điểm nào?Nêu đặc điểm của ứng động sinh trưởng theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.

Câu 1: Ứng động khác hướng động ở những điểm nào?

Sự khác nhau giữa ứng động và hướng động:

– Ứng động: là sự vận động cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể.

Cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian).

– Hướng động: là sự vận động sinh trưởng của cây về phía tác nhân kích thích của môi trường (hướng kích thích).

Vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoạt động của hoocmôn thực vật.


Câu 2: Nêu đặc điểm của ứng động không sinh trưởng.

Đặc điểm của ứng động không sinh trưởng: là tế bào mất sức trương nước lá cụp xuống, sau đó sức trương nước phục hồi lá xòa ra bình thường. Ví dụ, lá cây trinh nữ thường xòe lá chét thành một mặt phẳng, khi vật chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. Lá khép cụp xuống do thế gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sút sức trương, với sự chuyển vận ion K+ đi ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu. Phản ứng bắt đầu ngắn hơn 0,1 giây và hoàn thành trong khoảng 1 giây; sự phục hồi cần 10 đến 20 phút. Cơ chế biến đổi độ trương trong tế bào thế gối có thể so sánh với sự biến đổi độ trương trong tế bào lỗ khí (do sự biến đổi nồng độ K+, thế thẩm thấu).


Câu 3: Nêu đặc điểm của ứng động sinh trưởng theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặc điểm của ứng động sinh trưởng theo nhịp đồng hồ sinh học:

Đó là những vận động của cơ thể và cơ quan (như sự quấn vòng của tua cuốn, đỉnh chóp thân leo, hiện tượng “thức, ngủ” của lá, nở, khép của hoa) thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmôn thực vật).

Ví dụ:

– Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy theo loại cây. Gibêrelin có tác dụng kích thích vận động này, cả ngày đêm.

– Cảm ứng theo nhiệt (nhiệt ứng động): Hoa nghệ tây (Crocus sativus) sau khí mang ra khỏi phòng lạnh ít phút, có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20 – 25°C.

Advertisements (Quảng cáo)

– Cảm ứng theo ánh sáng (quang ứng động):

Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan với nhau. Chính ánh sáng mang theo năng lượng lớn làm thay đổi nhiệt độ theo ngày (có ánh sáng) và đêm (bóng tối). Các hoa họ cúc và họ Hoa tán khép lại trong đêm và nở ra khi ánh sáng chan hòa; ở thời điểm khác nhau trong ngày, hoa quỳnh, hoa dạ hương nở về ban đêm. Vận động nở hoa có sự tham gia của hoocmôn thực vật, ví dụ: auxin, gibêrelin…

– Vận động ngủ, thức:

Vận động ngủ, thức được xem là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu đồng hồ sinh học theo điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ).

Ngủ của chồi và đánh thức chồi ngủ. Lá các cây họ Đậu và họ Chua me xòe ra khi kích thích, khép lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ.

Trong thực tế có thể đánh thức chồi ngủ bằng “tắm lạnh”, “tắm nóng”, bằng hóa chất (hơi ête, clorôfooc, đicloêtan, nước ôxi già, các thiôxianat) và các chất kích thích sinh trưởng.


Câu 4: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự thay đổi áp suất trương nước làm chuyển động lá là do:

A. thay đổi vị trí vô sắc lạp

B. thay đổi cấu trúc phitôcrôm

C. thay đổi nồng độ \(K^+\)

D. thay đổi vị trí của lông hút

C


Câu 5: Trong thực tế, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp nào?

Có thể thúc đẩy nhanh hoặc kìm hãm chồi ngủ thêm hay sớm theo nhu cầu của con người bằng sử dụng các biện pháp tăng nhiệt độ, ánh sáng, các chất kích thích và kìm hãm sinh trưởng.

Advertisements (Quảng cáo)