Quan sát các ảnh kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi.
Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 1 (mục 2 – bài học 24 –
Tại sao phát triển giao thông và điện lực lại là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi ?
– Phát triển giao thông tạo điều kiện cho việc đi lại ở miền núi trở nên dễ dàng, gắn kết miền núi với đồng bằng, gắn vùng nguyên liệu với nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
– Phát triển điện lực sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế : hình thành các khu công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng, … làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của miền núi.
Bài 1: Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục ?
Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương, phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ…
Bài 2: Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?
Trong sự phát triển kinh tế của các vùng, các vấn đề môi trường đã đặt ra là:
– Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.
– Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.
– Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.
– Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.