Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Bài tập Công nghệ 9

Ôn tập phần Cắt may – Công nghệ -Cắt may: Nêu các bộ phận chính của máy may ?

Ôn tập phần Cắt may Công nghê lớp 9: Giải bài tập 69, 70. Kể tên và nêu công dụng của các vật liệu may, dụng cụ cắt may ?…

Câu 1: Kể tên và nêu công dụng của các vật liệu may, dụng cụ cắt may ?

Có 3 loại vải:

Vải sợi thiên nhiên: vải sợi bông, vải tơ tằm, vải lanh, vải len.

Vải sợi hoá học: gồm hai loại là vải sợi nhân tạo (sợi visco, axetat) và vải sợi tổng hợp (sợi nilon, polieste).

Vải sợi pha: vải bông pha sợi tổng hợp, vải tơ tằm pha sợi visco.

Tính chất và cách nhận biết các loại vải:

Vải sợi bông (cotton), vải tơ tằm (silk) mặc thoáng mát, dễ bị nhàu; khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.

Vải sợi nhân tạo (visco) mặc thoáng, ít nhàu hơn vải sợi bông; khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.

Vải sợi tổng hợp (polieste) mặc bí, không nhàu; khi đốt sợi vải, tro vón cục bóp không tan.

VẬT LIỆU MAY

Phụ liệu may:

Vật liệu liên kết: chỉ

Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).

Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.

Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

DỤNG CỤ CẮT MAY

Thước dây (150cm), thước gỗ (50cm)

– Phấn may, bút chì, vạch.

– Dụng cụ sang dấu

– Kéo to, kéo nhỡ, kéo nhỏ, kéo bấm.

– Kim khâu, gối cắm kim, đê.

– Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ

– Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là


Câu 2: Nêu các bộ phận chính của máy may ?

Các bộ phận chính

Máy may đạp chân

1. Đầu máy

2. Bệ máy

3. Bàn máy

4. Chân máy


Câu 3: Hãy nêu quy trình sử dụng máy may ?

– Chuẩn bị máy

– Tư thế ngồi may

Chọn ghế vừa tầm, ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào trục kim; hai chân đặt lên bàn đạp, một chân đặt phía trước, một chân đặt lui về phía sau, cách chân trước 4÷5cm.

– Vận hành máy

– Đặt vải xuống dưới chân vịt.

– Quay bánh xe để hạ trục kim cho kim đâm xuống vải ở vị trí bắt đầu đường may.

– Hạ cần chân vịt xuống, tay phải quay bánh xe ở đầu máy để lấy đà, đồng thời chân đạp lên bàn đạp tạo vòng quay đều đặn.

– Bắt đầu may

– Quay bánh xe để kim ở vị trí cao nhất.

– Nâng cần chân vịt lên.

– Kéo nhẹ vải về phía bên trái với đoạn chỉ dài khoảng 5÷7cm; cắt 2 sợi chỉ (trên và dưới) gần sát vải.

– Kết thúc may


Câu 4: Hãy nêu nguyên nhân và cách điều chỉnh mũi may bị sùi chỉ ,rối chỉ ,đứt chỉ ,đường may bị dúm ?

Đứt chỉ trên

Nguyên nhân:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Do chỉ có chất lượng kém, lắp sai tuyến đường chỉ đi qua khiến chỉ bị căng,gắn kim sai hướng và lỗ kim quá sắc cũng là nguyên nhân khiến chỉ bị dứt. Khi vào may bạn nên may chậm và từ từ để đường chỉ được đẹp và chắc chắn hơn.

Khắc phục:

+ Khi gặp phải trường hợp này bạn chỉ còn cách thay chỉ và nới lỏng cụm đồng tiền để giảm độ căng của chỉ. Khi bạn cảm thấy lỗ kim quá sắc thì nên thay kim để không phải thay chỉ liên tục và khi may nên bắt đầu với tốc đôn trung bình

Đứt chỉ dưới

Nguyên nhân:

+Chỉ và sợi vải bị kẹp trong thoi và ổ chao. Chỉ cuốn trong ổ suốt không đều

Khắc phục:

+ Lấy hết chỉ và vải sợi có trong thoi và ổ chao vùng với vệ sinh sạch hai thiết bị này.

Sùi chỉ trên

Nguyên nhân: Chỉ trên căng và chỉ dưới lỏng

Khắc phục: Bạn nên điều chỉnh lại cụm đồng tiền và nới lỏng ốc vít me.

Sùi chỉ dưới

Nguyên nhân: Chỉ trên lỏng chỉ dưới bị căng.

Khắc phục: điều chỉnh lại đồng tiền và nới lỏng ốc vít me

Rối chỉ khi bắt đầu may:

Nguyên nhân: Trước khi may bạn đã boe qua khâu kéo chỉ trên và chỉ dưới về phía sau máy.

Khắc phục: Thay chỉ rồi kéo hai đầu chỉ về phía sau máy rồi bắt đầu may

Đường may dúm và vải nhăn

Nguyên nhân:

+ Do chỉ trên và chỉ dưới quá căng và sức ép của chân vịt quá lớn khi may các loại vải mỏng.

Khắc phục:

+ Nên nới lỏng đồng tiền và nới lỏng  lực ép và bàn ép


Câu 5: Kể tên các kiểu can vải ( may nối ) và trình bày cách thực hiện một kiểu can vải thông dụng ?

Can rẽ : Can rẽ là cách nối vải bằng một đường may. Trước khi may cần vắt sổ mép vải. Đây là cách may nối đơn giản và thông dụng. Quy trình thực hiện: Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.

May đường may song song và cách mép vải 1cm. Mở đôi mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía.

Can lộn: Can lộn là cách may nối vải bằng hai đường may, thường áp dụng để may khi mép vải không được vắt sổ. Úp hai mặt trái vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau. Dùng kéo cắt hết xơ vải (nếu có), lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may. May đường may thứ hai cách mép gấp 0,5÷0,7cm để mép vải gọn vào trong.

Can cuốn phải : Can cuốn phải là cách may bằng hai đường may ở mặt phải vải. Hai đường may này song song và cách đều nhau, mép vải được cuốn lại phía trong đường may. Đặt hai mặt trái vải vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6÷0,8cm.


Câu 6

Hãy so sánh sự khác nhau giữa viền gấp mép (viền dẹp ) và viền bọc mép ; nêu cách thực hiện kiểu viền gấp mép ?

Viền gấp mép : Mép vải được gấp vào bên trong và may viền đính mép vải vào thân áo quần . Chỉ được áp dụng viền gấp mép trên những đường thẳng hoặc hơi cong như lai áo , tay áo, lai quần..

Advertisements (Quảng cáo)

Cách thực hiện

-Gấp mép vải sang bề trái vải : độ dày tuỳ ý thích

+ Mép vải đã vắt sổ : gấp vải 1 lần

+ Mép vải chưa vắt sổ: gấp vải 2 lần , gấp vải lần thứ nhất nhỏ 5mm, lần thứ hai tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.

– May viền : Áp dụng mũi vắt hoặc mũi luôn, có thể may dằn lên mép vải nếu nếp gấp nhuyễn khoảng từ 5mm đến 1cm.

 Viền bọc mép được áp dụng để may những đường viền trang trí quần áo phụ nữ, trẻ em bằng vải cùng mày hoặc khác màu.

Cách thực hiện:

-Mép vải để viền của sản phẩm không chứa đường may.

-Sử dụng vải canh xéo( chéo sợi) cùng màu hoặc khác màu với vải của sản phẩm để làm nẹp vải viền bọc kín mép vải của sản phẩm , bề ngang vải khoảng 2-3cm.

+ Khi viền , đặt bề mặt nẹp vải viền úp vào bề mặt sản phẩm và may đường thứ nhất theo đường chẩn cách mép vải nhiều hay ít tuỳ theo yêu cầu của đường viền to hay nhỏ.

Kéo nẹp vải viền trùm qua mép viền của sản phẩm ,gấp mép còn lại vào mà may đường thứ hai lọt khe đường may trước.


Câu 7: Trình bày quy trình thực hiện một sản phẩm may mặc ?

Để tạo ra một chiếc áo đẹp, phải thực hiện một quy trình gồm nhiều công đoạn :

Trải vải :

Đầu tiên là công đoạn trải vải. Để may áo, người ta sẽ mua vải từ các kho vải. Vải được quấn lại thành từng cây vải với chiều dài tùy vào khổ vải, có thể là 1,2m hoặc 1,6m… Lúc này, muốn cắt vải thì người ta phải trải những cây vải này ra bề mặt phẳng để tiến hành cắt.Do may theo size, số lượng nhiều nên người ta sẽ trải nhiều lớp vải chồng lên nhau để cắt một lần cho nhanh. Lăn khúc vải qua, lại, canh giữ cho các mép vải đều nhau, các lớp vải phẳng phiu, không bị nhăn nhúm, lệch xéo để tránh sai lệch khi tiến hành cắt.Sau khi đã trải vải thành từng lớp, người ta tiến hành vẽ lên đó các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo… bằng phấn may. Người ta sẽ tính toán thế nào để khi cắt sẽ ít tốn vải nhất.

Cắt vải :

Khi đã vẽ được sơ đồ trên vải, sẽ tiến hành cắt vải. Việc cắt vải cũng cần phải có kinh nghiệm để không bị cắt phạm, cắt xéo, bị xô lệch hoặc thậm chí bị tai nạn nghề nghiệp như cắt vào tay.

May áo

Kiểm tra chất lượng


Câu 8: Trình bày cách lấy số đo quần đùi hoặc quần dài vào áo tay liền ?

Đo quần đùi :

Dài quần (Dq): Đo từ ngang thắt lưng qua khỏi mông khoảng 5 cm hoặc dài hơn tùy ý.

Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh mông chỗ nở nhất.

Cách tính vải :

Khổ vải 0,8 ÷ 0,9m:

(Dq + gấu + cạp + đường may) x 2.

Khổ vải 1,15 ÷ 1,2m:

Vm < 80: Dq + gấu +cạp + đường may.

Vm > 80: (Dq + gấu + cạp + đường may) x 2.

Khổ vải 1,4 ÷1,6m:

Dq + gấu + cạp + đường may.

Cách vẽ:

AX:Dài quần = số đo =30 cm.

AB: Hạ đáy = 1/4Vm + 1/10Vm

                 = 72/4 + 72/10 = 25,2 cm.

AA1: ngang lưng = 1/4Vm +1

                          = 72/4 +1 = 19 cm.

BB1: Ngang mông = 1/4Vm + 1/10Vm = 72/4 +72/10 = 25,2 cm..

B1B2: Vào đáy = 1/20Vm = 72/20 = 3,6 cm.

XX1: Rộng ống = BB1 – 2

                       = 25,2 – 2 = 23,2 cm.

XC: Vát ống quần = 2 cm.

Quần dài  Cách đo:

Dài quần (Dq):

Đo từ ngang eo đến gót chân hoặc dài ngắn tuỳ ý.

Vòng eo (Ve):

Đo vừa sát quanh eo chỗ nhỏ nhất.

Vòng mông (Vm):

Đo vừa sát quanh mông chỗ nở nhất.

Rộng ống (Rô):

Bằng ÷ số đo vòng ống hoặc rộng hẹp tuỳ ý.

Số đo mẫu:

Dq = 80 cm; Ve = 60 cm;

Vm = 80 cm; Rô = 22 cm.

QUẦN DÀI

CÁCH TÍNH VẢI:

– Khổ vải 0,8 ÷ 0,9 m:

(Dq + gấu + cạp + đường may) x 2.

– Khổ vải 1,15 ÷ 1,2 m:

(Dq + gấu + cạp + đường may) x 2.

– Khổ vải 1,4 ÷ 1,6 m:

Dq + gấu + cạp +đường may.


Câu 9: Hãy tính vải (khổ 0,9m và 1,2m ) để may một áo tay liền với số đo(cm) sau : Da :60 ;Rv :38 ; Dt :12 ; Vc :32 ; Vn :80 ;Vm :84 .?

Cách tính vải – Khổ vải 0,8÷0,9 m: (Da gấu đường may) x 2.

– Khổ vải 1,15÷1,2 m: Dài tay ½ Rv > 27 cm: (Da gấu đường may) x 2. Dài tay ½ Rv < 27 cm: Da gấu đường may.

– Khổ vải 1,4÷1,6 m: Da gấu đường may.


Câu 10: Vẽ bản vẽ cắt may quần đùi hoặc quần dài theo số đo tuỳ thích ?

 


Câu 11: Vẽ bản vẽ cắt may thân trước áo tay liền ,cổ chuyền theo số đo tuỳ chọn ?


Câu 12: Vẽ một kiểu cổ áo không bâu và một kiểu cổ áo có bâu mà em thích nhất ( vẽ từ dạng cổ cơ bản ) ?

 

Advertisements (Quảng cáo)