Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Vật Lý 7

Bài 18.8, 18.9, 18.10, 18.1, 18.12, 18.13 trang 39, 40 SBT Lý 7: Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện không và nhiễm điện dương hay âm

Bài 18. Hai loại điện tích – Sách bài tập Lý 7. Giải bài 18.8, 18.9, 18.10, 18.1, 18.12, 18.13 trang 39, 40 Sách bài tập Vật lí 7.  Câu 18.8: Nếu một vật nhiễm điện đương thì vật đó có khả năng nào dưới đây…

Bài 18.8: Nếu một vật nhiễm điện đương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?

A. Hút cực Nam của kim nam châm

B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa

C. Hút cực Bắc của kim nam châm

D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.

Giải

=> Chọn B

Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương


Bài 18.9: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?

Giải

Advertisements (Quảng cáo)

Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.


Bài 18.10: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được không? Giải thích.

Giải

Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 18.11: Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện không và nhiễm điện dương hay âm?

Giải

Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thi nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.

Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bề sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thi nhựa nhiễm điện âm.


Bài 18.12: Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng chỉ mềm. Hãy ghi dấu diện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

Hình a dấu (-)

Hình b dấu (+)

Hình c dấu (+)

Hình d dấu (-)


Bài 18.13: Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.

Giải

Quả cầu bị hút về phía thanh A.

Advertisements (Quảng cáo)