1. Chào hỏi
Các em biết không, văn hóa chào hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Mỗi khi gặp ai, chúng ta cũng phải chào hỏi để thể hiện rằng chúng ta là người lịch sự. Người Việt Nam có rất nhiều cách để chào hỏi, chẳng hạn, khi các em gặp một người lớn tuổi, các em có thể chào “Cháu chào bác ạ!” hay “Cháu chào ông ạ”. Khi các em gặp một người bạn, có thể mở lời chào bằng một câu hỏi “Cậu đang đi đâu đấy?“, “Cậu khỏe không?”… Cách chào hỏi trong tiếng Anh đơn giản hơn so với tiếng Việt, nhưng để xem đơn giản đến mức nào, các em hãy bước vào bài học này nhé.
Trong bài học này chúng ta sẽ học một số từ, câu trong tiếng Anh dùng để chào hỏi:
– Hello: sử dụng ở mọi tình huống, mọi đối tượng giao tiếp.
– Hi: sử dụng khi hai bên giao tiếp là bạn bè, người thân.
– Good morning: Chào buổi sáng
– Good noon: Chào buổi trưa
– Good afternoon: Chào buổi chiều
– Good evening: Chào buổi tối
– Good night!: Chúc ngủ ngon! (chào khi đi ngủ)
Khi dùng câu chào thầy, cô giáo ở trường hoộc lớp học, các em có thể dùng các câu chào sau:
Ex: Good morning.
Em chào (buổi sáng) thầy/cô ạ!
Good morning, Miss Lan.
Em chào (buổi sáng) cô Lan ạ!
Good morning, teacher.
Em chào (buổi sáng) thầy/cô ạ!
– Chào tạm biệt: Goodbye (tiếng Anh của người Anh)
Bye bye (tiếng Anh củo người Mỹ)
Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng “Bye” (Tạm biệt).
– Đáp lại lời chào tạm biệt: Bye. See you later.
Tạm biệt. Hẹn gặp lại.
2. Hỏi và đáp về sức khỏe của ai đó:
Khi muốn hỏi sức khỏe của ai đỏ dạo này ra sao, dùng cấu trúc:
How + to be + S (Subject)?
“How” có nghĩa là thế nào, như thế nào; sao, ra sao, làm sao. “S” (Subject – chủ ngữ trong câu) ở số ít có thể dùng you/ she/ he (bạn/ cô ấy/ cậu đấy). Tùy vào chủ ngữ mà ta chia “to be” cho phù hợp. Với chủ ngữ số nhiều you/ they (các bạn/ họ) ta chọn “to be” là “are”. Còn đối với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít (he/ she/ it hoặc danh từ số ít) thì ta chọn “to be” là “is”.
How are you?
Bạn khỏe không?
How are you, Khang?
Bạn khỏe không Khang?
Để trả lời cho cấu trúc trên, ta dùng:
s + to be + fine/ bad, thanks.
“fine” (tốt) ý muốn nói là sức khỏe “tốt”, “very well” (rất tốt), “bad” (xấu), “very bad” (rất xấu) ý muốn nói là sức khỏe không được tốt lắm. Khi trả lời xong, thường hỏi lại bằng câu And you? (Còn bạn thì sao?) hoặc có thể sử dụng “And how are you?” (Bạn khỏe không?).
• Thanks có nghĩa là cảm ơn cái gì đó nghĩa là “thanks for… = it thanks for…” từ “it” được hiểu ngầm, mà “it” là số ít nên thêm “s” vào sau động từ “thank” là “thanks” vì “it” được hiểu ngầm nên được lược bỏ. Nên ta có từ “Thanks” được dùng trong giao tiếp hàng ngày, vì cách nói ngắn gọn, cũng như ý nghĩa thân một.
• Thank you = I thank you, cũng phân tích tương tự như trên, chủ ngữ “I” ở ngôi thứ nhất số ít nên không chia (không thêm) “s” vào sau động từ “thank”, mà chủ ngữ này thường được bỏ khi nói nên ta còn “Thank you”. “Thank you” được dùng trong giao tiếp mang tính chất trang trọng hơn “Thanks”.
Ex: (1) A: How are you? Bạn khỏe không?
B: I’m fine, thanks. And you?
Tôi khỏe, cám ơn. Còn bạn thì sao ?
A: l’m fine. Tôi khỏe.
Trong trường hợp người hỏi và người trả lời có sức khỏe giống nhau thì ta dùng từ !‘too” (cũng, cũng thế, cũng vậy) vào cuối câu trà lời về sức khỏe của mình.
A: I’m fine, too. Tôi cũng khỏe.
(2) How is she? Cô ấy khỏe không?
She is bad, thanks. Cô ấy không được khỏe, cám ơn.
Mở rộng:
• How do you do?
“How are you?” và “How do you do?” gần như cùng nghĩa với nhau.
Câu “How do you do?” dùng để nói sau khi mình được giới thiệu với ai đó nhưng không đòi hỏi người kia phái đáp lại.
Để trả lời cho câu chào hỏi trên, người Anh thường dùng: “I am fine. Thank you for asking me. How about you?” (Tôi khỏe. Cóm ơn bạn đã hỏi thăm tôi. Còn bạn thì như thế nào?)
* How are you?
Còn người Mỹ thì dùng vắn tắt là “How are you?” nghĩa là Bạn khỏe không? hay Mọi thứ ổn chứ?
Trả lời theo cách của người Mỹ vắn tắt hơn “I’m fine. Thanks. And you?” (Tôi khỏe. Cám ơn. Còn bạn thì sơo?)
3. Giới thiệu về mình
Chúng ta có thể dùng cấu trúc sau để giới thiệu về mình (tên gì, là học sinh cũ hay mới, học lớp mấy,…).
(1) I am… = I’m…
Tôi là…
(2) I am in … = I’m in…
Tôi học lớp…
(3) Hello. I am… = I’m…
Xin chào. Tôi là…
Sau khi các em giới thiệu về mình xong, người bạn có thể nói: Nice to meet you = It’s nice to meet you (Rất vui được gặp bạn). Để đáp Iại câu nói này, các em có thể nói: Nice to meet you, too = It’s nice to meet you, too (Cũng rất vui được gặp bạn).
4. Hỏi và trả lời ai đó từ đâu tới
“Where” (ở đâu), “from” (từ). Khi muốn hỏi ai đó từ đâu đến, chúng ta sử dụng các cấu trúc sauễ Trong trường hợp chủ ngử là “he/she” ở ngôi thứ 3 số ít thì ta sử dụng động từ “to be” là “is”.
Hỏi:
Where is she/he from?
Cô ấy/ cậu ấy từ đâu tới (đến)?
She/He + is from + tên địa danh/quốc gia.
Cô ấy/cậu ấy đến từ
Ex: Where’s she / he from? Cô ấy / Anh ấy đến từ đâu?
She’s / He’s from England. Cô ấy /Anh ấy đến từ Anh.