Bài 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ
A. để giữ yên vùng biên giới phía Bắc của nhà Tônơ.
B. để vơ vét của cải của Đại Việt, bù đắp ngân khô cạn kiệt,
C. để giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong vương triều.
D. tạo bàn đạp để tiến công Cham-pa.
2. Nhà Tống ngăn cản nhân dân hai nước Việt – Tống buôn bán, đi lại ở vùng biên giới phía Bắc để
A. làm cho nền kinh tế Đại Việt kiệt quệ, đình đốn.
B. giữ bí mật, làm cho nhà Lý không biết được sự chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
C. gây áp lực buộc triều đình nhà Lý phải nhượng bộ.
D. gây mâu thuẫn giữa nhân-dân với triều đình, tạo thuận lợi cho nhà Tống xâm lược Đại Việt.
3. Người đề ra và thực hiện chủ trương sáng tạo “tiến công trước để tự vệ” trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là
A. Lý Đạo Thành. B. Lý Nhân Tông.
C. Lý Thường Kiệt. D. Lý Thánh Tông.
1 |
2 |
3 |
D |
B |
C |
Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trống trước các câu sau.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) là một vương triều hùng mạnh.
2. Đời sống của nhân dân Trung Quốc thời Tống ở thế kỉ XI rất sung túc.
3. Lý Thường Kiệt sinh ở Từ Sơn (Bắc Ninh).
4. Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ – bộ tấn công vào đất Tống.
5.Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thuỷ, tấn công vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông), bao vây Ưng Châu. Tô Giám nhà Tống phải tự tử.
Đúng : 5 ;
Sai : 1,2, 3, 4.
Bài 3. Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng sau.
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
|
Lý Thường Kiệt ra đời. |
|
Hơn 10 vạn quân đội nhà Lý tấn công vào đất Tống, thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”. |
|
Hơn 10 vạn quân Tống với một vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu tiến vào xâm lược Đại Việt. |
|
Khoảng 30 vạn quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. |
|
Quân đội nhà Lý mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của quân Tống. Cuộc kháng chiến thắng lợi. |
Advertisements (Quảng cáo)
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
Năm 1019 |
Lý Thường Kiệt ra đời. |
Năm 1075 |
Hơn 10 vạn quân đội nhà Lý tấn công vào đất Tống, thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ” |
Năm 1076 |
Hơn 10 vạn quân Tống với một vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu tiến vào xâm lược Đại Việt. |
Năm 1077 |
Khoảng 30 vạn quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. |
Năm 1077 |
Quân đội nhà Lý mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của quân Tống. Cuộc kháng chiến thắng lợi. |
Bài 4. Hãy nối các ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
1.Người tuyên bố : “Sau khi Giao Chỉ thua hãy đặt thành quận, huyện mà cai trị và sung công của cải…” |
a) Lý Thường Kiệt |
2.Ông được vua Lý Thái Tông phong giữ chức Thái Úy |
b) Lý Kế Nguyên |
3. Tướng giặc Tống ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém” |
c) Tống Thần Tông |
4.Ông chỉ huy một đạo thủy binh đóng ở Đông Kênh, chặn thủy binh Tống |
d) Quách Quỳ |
1-c;
2-a;
3-d;
4-b.
Bài 5. Trước âm mưu và hành động ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống, nhà Lý đã có thái độ và hành động ra sao ?
Thái độ và hành động : không sợ hãi, quyết tâm và tích cực chuẩn bị lực lượng để đối phó một cách chủ động, khẩn trương.
Bài 6. Tại sao nói: Chủ trương của Lý Thường Kiệt “tiến công trước để tự vệ là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo ?
Chủ trương “tiến công trước để tự vệ” là độc đáo vì từ trước đó và sau này chưa có vương triều nào thực hiện. Đúng đắn và sáng tạo vì rất phù hợp với hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nước ta dưới thời vương triều Lý lúc bấy giờ.
Bài 7. Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý, nhân dân và các tù trưởng miền núi phía Bắc nước ta đã có đóng góp như thế nào ?
Nhân dân và các tù trưởng miền núi phía Bắc có đóng góp to lớn trong việc cung cấp nhiều binh lính, tướng giỏi, tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối kháng chiến ở cả hai giai đoạn.
Bài 8. Em hãy nêu những công lao đóng góp của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý
Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển tướng đánh bại hơn 10 vạn quân xâm lược Tống. Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình đúng đắn. Ông đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Bài 9. Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý.
– Nguyên nhân thắng lợi:
-Ý nghĩa lịch sử :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi là nhờ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Đại Việt. Chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của triều đình. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta, tài năng của các cá nhân kiệt xuất.
Cuộc kháng chiến thắng lợi đã bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, góp phần đưa quốc gia Đại Việt phát triển hùng mạnh sau cuộc kháng chiến, để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta, tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.