Bài 16.11. Ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc nào là ròng rọc cố định?
A. Ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc cố định, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc động.
B. Ròng rọc 1, 2, 3, 4 đểu là ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc 1, 2, 3, 4 đều là ròng rọc động.
D. Ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc động, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc cố định.
Chọn A.
Trên hình 16.3 thì ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc cố định, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc động.
Bài 16.12. Với pa-lăng trên, có thể kéo vật trọng lượng P lên cao với lực kéo F có cường độ nhỏ nhất là
Advertisements (Quảng cáo)
A. F = P B. \(F = {P \over 2}\)
C. \(F = {P \over 4}\) D. \(F = {P \over 8}\)
Chọn C
Vì có đến hai ròng rọc động nên lực kéo giảm đi 4 lần, tức là \(F = {P \over 4}\)
Bài 16.13. Với hệ thống ròng rọc vẽ ở hình 16.4, có thể
Advertisements (Quảng cáo)
A. đứng từ dưới kéo vật trọng lượng p lên cao với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là \({P \over 6}\)
B. đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là \({P \over 6}\)
C. đứng từ dưới kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là \({P \over 6}\)
D. đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhât là \({P \over 6}\)
Chọn D
Với hệ thống ròng rọc vẽ ở hình 16.4, có thể đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là \({P \over 6}\) vì ở đây có đến hai ròng rọc động.
Bài 16.14. Dùng hệ thống máy cơ đơn giản vẽ ở hình 16.5 (khối lượng của ròng rọc và ma sát giữa vật nặng và mặt phẳng nghiêng coi như không đáng kể), người ta có thể kéo vật khối lượng 100kg với lực kéo là
A. F = 1000N. B. F > 500N.
C. F < 500N. D. F = 500N.
Chọn C
Do dùng cả mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động nên lực kéo chỉ cần nhỏ hơn một nửa của trọng lượng vật là F < 500N.