Bài 15.11. Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20kg, thùng thứ hai nặng 30kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
A. OO1 = 90cm, OO2 = 90cm.
B. OO1 = 90cm, OO2 = 60cm.
C. OO1 = 60cm, OO2 = 90cm.
D. OO1 = 60cm, OO2 = 120cm.
Chọn B
Để gánh nước cân bằng thì OO1 và OO2 có giá trị OO1= 90cm, OO2 = 60cm. Vì khi đó P1d1 = P2d2 ⇒ 200.90 =300.60
Bài 15.12*. Một học sinh muốn thiết kế một cần kéo nước từ giếng lên theo nguyên tắc đòn bẩy (H.15.7) với những yêu cầu sau:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Có thể dùng lực 40N để kéo gàu nước nặng 140N.
2. O2O = 2O1O (O2O là khoảng cách từ điểm buộc dây kéo tới giá đỡ; O1O là khoảng cách từ điếm buộc dây gàu tới giá đỡ). Hỏi phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu? Biết cường độ của lực F1 lớn hơn cường độ của lực F2 bao nhiêu lẩn thì O1O nhỏ hơn O2O bấy nhiêu lần.
Muốn dùng lực 40N để kéo gàu nước nặng 140N và chiều dài O2O = 2O1O thì phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng tối thiểu bằng m sao cho:
40.O2O + 10m O2O = 140.O1O =70.O2O=> 40 +10m = 70 => m = 3kg
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 15.13. Hình 15.8 vẽ hai người dùng đòn bẩy để nâng cùng một vật nặng. Nếu gọi F1 là lực ấn của tay người ở hình 15.8a, F2 là lực nâng của người ở hình 15.8b thì:
A. F1 > F2 vì B1O1 < B2O2 và A1O1 = A2O2
B. F1 < F2 vì B1O1 < B2O2 và A1O1 = A2O2
C. F1> F2 vì đòn bẩy thứ nhất dài hơn.
D. F1 = F2 vì hai đòn bẩy dài bằng nhau.
Chọn A
Nếu gọi F1 là lực ở hình 15.8a, F2 là lực ở hình 15.8b thì vì B1O1 < B2O2 và A1O1 = A2O2 nên F1 > F2.
Bài 15.14. Hình 15.9 vẽ hai người cùng vác một vật nặng như nhau.
Hỏi lực kéo của tay người ở hình nào có cường độ lớn hơn?
Người b phải kéo một lực lớn hơn vì tay đòn bé hơn.