Bài 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1. Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành
A. hai quận : Giao Chỉ và Cửu Chân.
B. ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
C. bốn quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố.
D. năm quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và Đạm Nhĩ.
2. Nhà Hán chiếm Âu Lạc, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao vào năm
A. 110 TCN. B. 111 TCN C.112 TCN. D. 113 TCN.
3. Nhà Hán đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ nhằm
A. đồng hoá người Việt thành người Hán.
B. mở rộng địa bàn cư trú của người Hán.
C. tăng cường mối quan hệ thân mật giữa người Hán và người Việt để dễ cai trị.
D. tất cả các mục đích trên.
4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm
A. 40. B. 41.
Advertisements (Quảng cáo)
C. 42. D. 43.
5. Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi to lớn nhất là :
A. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa, Luy Lâu.
B. Tô Định hoảng hốt, phải lẻn trốn về Trung Quốc.
C. Quân Hán ở các quận bị đánh tan.
D. Đánh đuổi được quân xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
A |
A |
D |
Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trống trước các câu sau.
1. Đứng đầu châu Giao là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Nhân dân châu Giao ngoài việc nộp các loại thuế, còn phải lên rừng xuống biển tìm kiếm những sản vật quý để cống nộp cho nhà Hán. Nhà Hán còn đưa người Hán sang sinh sống ở các quận Giao Chỉ, Cửu Châu và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
3. Bấy giờ ở huyện Chu Diên có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Mê Linh. Hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn.
4. Mùa xuân năm 39 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
Đ: 1,2;
s : 3, 4.
Bài 3. Em hãy nêu những điểm chính trong chính sách cai trị nước ta cỉ bọn phong kiến phương Bắc. Em có nhận xét gì về chính sách đó ?
+ Chia lại quận, huyện, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc (thời Triệu Đà, thời Hán).
+ Ra sức bóc lột dân ta bằng các loại thuế..và bắt cống nạp những sản vật quý…
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta…
– Nhận xét:
+ Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng…
+ Âm mưu đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta hòng sáp nhập vào Trung Quốc.
Bài 4. Trình bày ngắn gọn nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bi Trưng năm 40. Theo em mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì ?
– Nguyên nhân : Do chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta (nội dung chính của chính sách…) làm cho dân ta căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
– Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa : giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp các vua Hùng.
Bài 5. Em hãy trình bày những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.