Bài 38.22: Cho 5,6 g oxit kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 g muối cỉorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hoá trị tối đa là III.
Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim là x. Công thức phân tử của oxit kim loại là \({A_2}{O_x}\)
Phương trình hóa học của phản ứng
\({A_2}{O_x}\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,2xHCl \to 2AC{l_x}\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,x{H_2}O\)
(2A+16x)g (2A+71x)g
5,6 g 11,1 g
Theo phương trinh hóa học trên, ta có:
5,6 .(2A+71x) = (2A+16x).11,1
11,2A + 397,6x = 22,2A + 177,6x
220x = 11A
A = 20x
Với: x = 1 —–> A=20 (loại)
x= 2 —-> A = 40 (Ca)
x= 3 —–> A= 60 (loại )
Bài 38.23: Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hoà tan trong axit HCl thì thu được 0,896 lít H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt.
Advertisements (Quảng cáo)
\({n_{{H_2}}} = {{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\)
Phương trình hóa học của phản ứng
\(CuO\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}O(1)\)
a mol a mol
\(F{e_x}{O_y}\,\,\,\, + y{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xFe\,\,\,\,\, + \,\,\,\,y{H_2}O(2)\)
b mol bx mol
Hòa tan hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl có khí H2 bay ra, chỉ có Fe tác dụng, Cu không tác dụng
\(Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow (3)\)
Advertisements (Quảng cáo)
bx mol bx mol
Theo (3): \(bx = {n_{{H_2}}} = 0,04mol \to 0,04 \times 56 = 2,24(g)\)
Khối lượng Cu còn lại trong chất rắn: 3,52 – 22,4 = 1,28(g)
\({n_{Cu}} = {{1,28} \over {64}} = 0,02mol \to {n_{CuO}} = {n_{Cu}} = 0,02mol\)
\({m_{CuO}} = 0,02 \times 80 = 1,6(g);\)
\({m_{F{e_x}{O_y}}} = 4,8 – 1,6 = 3,2(g)\)
Xác định công thức phân tử oxit sắt
\({m_O}\) trong oxit sắt = 3,2 – 2,24 = 0,96 (g)
Trong \(F{e_x}{O_y}\) ta có tỷ lệ: \(x:y = {{2,24} \over {56}}:{{0,96} \over {16}} = 0,04:0,06 = 2:3\)
Công thức phân tử oxit sắt là \(F{e_2}{O_3}\).
Bài 38.24: Dùng khí H2 khử 31,2 g hỗn hợp CuO và Fe3O4, trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO 15,2 g. Tính khối lượng Cu và Fe thu được.
Gọi a là khối lượng của CuO, theo đề bài ta có:
a + a +15,2 = 31,2
Giải ra, ta có a=8. Vậy khối lượng CuO là 8g, khối lượng \(F{e_3}{O_4}\) là 23,2g.
\({n_{CuO}} = {8 \over {80}} = 0,1(mol);{n_{F{e_3}{O_4}}} = {{23,2} \over {232}} = 0,1(mol)\)
Phương trình hóa học của phản ứng:
\(CuO\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,{H_2}O\)
0,1 mol 0,1 mol
\({m_{Cu}} = 0,1 \times 64 = 6,4(g)\)
\(F{e_3}{O_4}\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,4{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 3Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,4{H_2}O\)
1 mol 3 mol
0,1 mol 0,3 mol
\({m_{Fe}} = 0,3 \times 56 = 16,8(g)\)