Bài 1: Viết các số:
a) Ba trăm sáu mươi lăm nghìn tám trăm bốn mươi bảy ;
b) Mười sáu triệu năm trăm ba mươi nghìn bốn trăm sáu mươi tư;
c) Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2 yến = …kg ; 2 yến 6kg = …kg ; 40kg = …yến
b) 5 tạ = …kg; 5 tạ 75 kg =…kg ; 800kg = …tạ
5 tạ = …yến; 9 tạ 9kg = …kg ; \({2 \over 5}\) tạ = …kg
c) 1 tấn = …kg 4 tấn = …kg ; 2 tấn 800kg = …kg ;
1 tấn = …tạ 7000kg = …tấn ; 12000kg = …tấn
3 tấn 90kg = …kg \({3 \over 4}\) tấn = …kg; 6000kg = …tạ
Bài 3: Tính:
a) \({2 \over 5} + {1 \over 2} + {7 \over {10}}\) ; b) \({4 \over 9} + {{11} \over 8} – {5 \over 6}\)
c) \({9 \over {20}} – {8 \over {15}} \times {5 \over {12}}\); d) \({2 \over 3}:{4 \over 5}:{7 \over {12}}\)
Bài 4: Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh trai bằng \({3 \over 4}\) số học sinh gái. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh gái ?
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 5: a) Hình vuông và hình chữ nhật cùng có những đặc điểm gì ?
b) Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có những đặc điểm gì ?
Bài 1:
a) 365847 ; b) 16530464 ; c) 105072009
Bài 2:
a) 2 yến = 20kg ; 2 yến 6kg = 26kg ; 40kg = 4 yến
b) 5 tạ = 500 kg; 5 tạ 75 kg = 575 kg ; 800kg = 8 tạ
5 tạ = 50 yến; 9 tạ 9kg = 909 kg ; \({2 \over 5}\) tạ = 40kg
Advertisements (Quảng cáo)
c) 1 tấn = 1000kg 4 tấn = 4000kg ; 2 tấn 800kg = 2800 kg ;
1 tấn = 10 tạ 7000kg = 7 tấn ; 12000kg = 12tấn
3 tấn 90kg = 3090 kg \({3 \over 4}\) tấn = 750kg; 6000kg = 60tạ
Bài 3:
a) \({2 \over 5} + {1 \over 2} + {7 \over {10}} = {4 \over {10}} + {5 \over {10}} + {7 \over {10}} = {{4 + 5 + 7} \over {10}} = {{16} \over {10}} = {8 \over 5}\)
b) \({4 \over 9} + {{11} \over 8} – {5 \over 6} = {{32} \over {72}} + {{99} \over {72}} – {{60} \over {72}} = {{32 + 99 – 60} \over {72}} = {{71} \over {72}}\)
c) \({9 \over {20}} – {8 \over {15}} \times {5 \over {12}} = {9 \over {20}} – {{40} \over {180}} = {{81} \over {180}} – {{40} \over {180}} = {{41} \over {180}}\)
d) \({2 \over 3}:{4 \over 5}:{7 \over {12}} = {2 \over 3} \times {5 \over 4} \times {{12} \over 7} = {{2 \times 5 \times 12} \over {3 \times 4 \times 7}} = {{120} \over {84}} = {{10} \over 7}\)
Bài 4:
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái của lớp học đó là:
35 : 7 x 4 = 20 (học sinh)
Đáp số: 20 học sinh gái.
Bài 5: a) Hình vuông và hình chữ nhật cùng có những đặc điểm sau:
– Có 4 góc vuông.
– Có từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
– Có các cạnh liên tiếp vuông góc với nhau.
Có thể nhận xét: Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng.
b) Hình chữ nhật là hình bình hành cũng có những đặc điểm sau:
– Có từng cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
– Có thể nhận xét: Hình chữ nhật có thể coi là hình bình hành đặc biệt ( có 4 góc vuông).