Bài 26.5: Hãy viết các phương trình hoá học điều chế 3 oxi
Phương trình hóa học điều chế 3 oxit:
\(S + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow S{O_2}\)
\(2S{O_2} + {O_2}\buildrel {{t^o},xt} \over\longrightarrow 2S{O_3}\)
\(2Zn + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2ZnO\)
Bài 26.6: Lập công thức các bazơ ứng với các oxit sau đây :
CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.
Advertisements (Quảng cáo)
CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2 ; Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3;
FeO tương ứng với bazơ Fe(OH)2 ;
Na2O tương ứng với bazơ NaOH ; MgO tương ứng với bazơ Mg(OH)2 ;
BaO tương ứng với bazơ Ba(OH)2.
Bài 26.7: Viết phương trình hoá học biểu diễn những chuyển hoá sau :
Advertisements (Quảng cáo)
a) Natri \( \to \) natri oxit \( \to \) natri hiđroxit.
b) Cacbon \( \to \) cacbon đioxit \( \to \) axit cacbonic (H2CO3).
a) \(4Na + {O_2} \to 2N{a_2}O\)
\(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)
b) \(C + {O_2} \to C{O_2}\)
\(C{O_2} + {H_2}O \to {H_2}C{O_3}\)
Bài 26.8: Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích một mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8 g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt(III) oxit Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là
A. 6 g. B. 8 g.
C. 4 g. D. 3 g
Phương án đúng là : Đáp án C