Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Giải bài 21.1, 21.2, 21.3, 21.4 trang 28 SBT Hóa 8: công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua?

Bài 21: Tính theo công thức hóa học Giải bài 21.1, 21.2, 21.3, 21.4 trang 28 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 21.1: Đốt cháy hoàn toàn 0,24 g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,40 g magie oxit…

Bài 21.1: Đốt cháy hoàn toàn 0,24 g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,40 g magie oxit. Em hãy tìm công thức hoá học đơn giản của magie oxit.

Số mol nguyên tử Mg tham gia phản ứng :  \({{0,24} \over {24}} = 0,01(mol)\)

Số gam oxi tham gia phản ứng với Mg : 0,40 – 0,24 = 0,16 (g).

Số mol nguyên tử O kết hợp với Mg : \({{0,16} \over {16}} = 0,01(mol)\)

Như vậy : 0,01 moi nguyên tử Mg kết hợp với 0,01 mol nguyên tử O. Suy ra : 1 nguyên tử Mg kết hợp với 1 nguyên tử O. Công thức hoá học đơn giản của magie oxit là MgO.

 


Bài 21.2: Biết 4 g thuỷ ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42 g thuỷ ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua. Cho biết NTK của Hg = 200.

Số mol nguyên tử Hg tham gia phản ứng : \({4 \over {200}} = 0,02(mol)\) .

Advertisements (Quảng cáo)

Số gam clo tham gia phản ứng với Hg : 5,42 – 4 = 1,42 (g).

Số mol nguyên tử Cl kết hợp với Hg : \({{1,42} \over {35,5}} = 0,04(mol)\) .

Như vậy : 0,02 mol nguyên tử Hg kết hợp với 0,04 mol nguyên tử Cl. Suy ra : 1 nguyên tử Hg kết hợp với 2 nguyên tử Cl. Công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua là : HgCl2.

 


Bài 21.3: Một loại oxit sắt có thành phần là : 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:

a)Công, thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.

Advertisements (Quảng cáo)

b)Khối lượng mol phân tử của oxit sắt tìm được ở trên.

a) Theo đề bài, ta có thể nói : Cứ 7 g Fe kết hợp với 3 g oxi tạo ra oxit sắt. Số mol nguyên tứ Fe = \({7 \over {56}} = 0,125(mol)\) kết hơp với số mol nguyên tử O là  \({3 \over {16}} = 0,1875(mol)\). Như  vậy  1 mol nguyên tử Fe kết hơp với 1,5 mol nguyên tử O. Ta đã biết số nguyên tử phải là số nguyên. Suy ra :

2 nguyên tử Fe kết hợp với 3 nguyên tử O. Công thức hoá học đơn giản của oxit sắt là Fe2O3

b) Khối lượng mol của Fe2O3  là : 56 x 2 + 16 x 3 = 160 (g/mol).

 


Bài 21.4

Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Em hãy cho biết:

a)Công thức hoá học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđro là 8,5.

b)Số mol nguyên tử của các nguyên tố có trong 0,5 mol hợp chất.

a) Khối lượng mol của hợp chất là : 8,5 x 2 = 17 (g/mol)

Khối lượng của nitơ trong 1 mol hợp chất là :  \({{17 \times 82,35} \over {100}} \approx 14(g)\)  ứng với số mol nguyên tử N là \({{14} \over {14}} = 1(mol)\) .

Khối lượng của hidro có trong 1 mol hợp chất là : \({{17 \times 17,65} \over {100}} \approx 3(g)\) ứng với số mol nguyên tử H là \({3 \over 1} = 3(mol)\). Như vậy trong 1 mol phân tử hợp chất có chứa 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H. Công thức hoá học của hợp chất là NH3 (có tên là amoniac).

b) Trong 0,5 mol NH3 có : 0,5 mol nguyên tử N và 0,5 x 3 = 1,5 (mol) nguyên tử H.

Advertisements (Quảng cáo)