Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Vật Lý 8

Bài 19.5, 19.6, 19.7, 19.8 trang 50, 51 SBT Vật Lý 8: Dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì

Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào? Sách bài tập (SBT) Vật lí 8.Giải bài 19.5, 19.6, 19.7, 19.8 trang 50, 51 Sách bài tập Vật lí 8. Câu 19.5: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối…

Bài 19.5: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm kiểm tra?

Vì phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.


Bài 19.6: Kích thước của 1 phân tử hiđrô vào khoảng 0,00 000 023mm. Hãy tính độ dài của một chuồi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau.

Độ dài 1 chuỗi gồm 1 triệu phân tử:

Advertisements (Quảng cáo)

1000 000 x 0,0 000 0023 = 0,23mm


Bài 19.7: Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học người I-ta-li-a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã đạt được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích tại sao.

Advertisements (Quảng cáo)

Vì giữa các phân tử bạc có khoảng cách, nên khi bị nén các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài.


Bài 19.8: Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì

A. Kích thước mỗi phân tử khí giảm

B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm,

C. Khối lượng mỗi phân tử khí giảm

D. Số phân tử khí giảm

=> Chọn B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm,

Advertisements (Quảng cáo)