Bài 34.5: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
D. Luân phiên đổi chiều quay.
Chọn C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 34.6: Bộ phận góp điện trong động cơ điện một chiều và trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ gì khác nhau?
– Trong động cơ điện 1 chiều: cổ góp điện chủ yếu là để đưa dòng điện vào trong khung dễ dàng hơn.
– Trong máy phát điện: cổ góp điện là 2 vành khuyên để lấy điện ra dễ dàng hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 34.7: Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, nếu ta thay bộ góp điện gồm hai vành khuyên bằng bộ góp điện gồm hai nửa vành khuyên như trong động cơ điện một chiều thì dòng điện lấy ra có đặc điểm gì? Vì sao?
Dòng điện lấy ra là dòng điện không đổi vì khi thay bộ góp điện gồm 2 vành khuyên bằng bộ góp điện gồm 2 bán khuyên thì sẽ tạo ra dòng điện có chiều không đổi.
Bài 34.8: Lắp một bóng đèn dây tóc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều. Khi máy quay, bóng đèn nhấp nháy (luân phiên sáng tối, xen kẽ). Vì sao?
Dòng điện tạo ra của máy phát điện là dòng điện cảm ứng xoay chiều, đèn có hiện tượng nhấp nháy là do trong cuộn dây máy phát điện có sự đổi chiều liên tục. Quay càng chậm thì càng thấy rõ mức độ nhấp nháy.