Bài 36.5, 36.6:
36.5: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên hai lần.
B. Tăng lên bốn lần.
C. Giảm đi hai lần.
D. Giảm đi bốn lần.
Chọn A. Tăng lên hai lần.
36.6: Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100 000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần?
A. 200 000V
B. 400 000V
C. 141 000V
Advertisements (Quảng cáo)
D. 50 000V
Chọn D. 50 000V
Bài 36.7: Vì sao người ta không dùng phương pháp giảm điện trở của dây tải điện để làm giảm công suất hao phí vì toả nhiệt?
Vì khi giảm điện trở thì phải tăng tiết diện, mà khi tăng tiết diện sẽ rất hao phí, tốn kém và không an toàn.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 36.8: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 Km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100 000kV. Đường dây thứ hai có chiều dài 200Km và hiệu điện thế 200000kV. So sánh công suất hao phí vì toả nhiệt ℘1 và ℘2 của hai đường dây.
A. ℘1 = ℘2
B. ℘1 = 2℘2
C. ℘1 = 4℘2
D. \({\wp _1}{\rm{ = }}{1 \over 2}{\wp _2}\)
Chọn B. ℘1 = 2℘2
Giải thích:
Công suất hao phí trong trường hợp 1
\({\wp _{h{p_1}}} = {{R{\wp ^2}} \over {U_1^2}} = {{{{\rho {l_1}{\wp ^2}} \over S}} \over {U_1^2}} = {{{{100\rho {\wp ^2}} \over S}} \over {{{100000}^2}}}\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Công suất hao phí trong trường hợp 2
\({\wp _{h{p_2}}} = {{R{\wp ^2}} \over {U_2^2}} = {{{{\rho {l_2}{\wp ^2}} \over S}} \over {U_2^2}} = {{{{200\rho {\wp ^2}} \over S}} \over {{{200000}^2}}}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Do hai dây dẫn cùng làm bằng một chất liệu, cùng một công suất truyền tải và cùng một tiết diện nên ρ, ℘, S của hai dây bằng nhau.
Lấy (2) chia cho (1) ta được: ℘1 = 2℘2