Bài 24.5: Cuộn dây của một nam châm điện được nối với một nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện được ghi trên hình 24.5. Hãy ghi tên các cực của nguồn điện.
Đầu A của nguồn điện là cực dương.
Bài 24.6: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?
A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.
B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.
C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
Bài 24.7; 24.8; 24.9:
24.7: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
24.8: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng.
A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.
B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.
C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.
24.9: Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Quy tắc bàn tay phải.
B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay phải.
D. Quy tắc ngón tay phải.
22.7 |
22.8 |
22.9 |
A |
C |
C |