Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10

Bài 1, 2, 3 trang 191 Sách Vật lý lớp 10: Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn

Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn Lý 10. Giải bài 1, 2, 3 trang 191 SGK Vật lý lớp 10. Giải bài tập trang 191 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn SGK Vật lý lớp 10. Câu 1: Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì? …

Bài 1: Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì? Viết công thức xác định ứng suất và nói rõ đơn vị đo của nó?

Sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn do chịu tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực thôi tác dung thì biến dạng của vật gọi là biến dạng đàn hồi, vật rắn đó có tính đàn hồi.

Công thức xác định ứng suất

\(\sigma  = {F \over S}\)

 Đơn vị đo củas là paxcan (Pa):

1 Pa = 1N/m2


Bài 2: Phát biểu và viết công thức định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn?

Advertisements (Quảng cáo)

Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn:

 Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (đồng chất, hình trụ) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

\(\varepsilon  = {{\left| {\Delta l} \right|} \over {{l_0}}} = \alpha \sigma\)

với α là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu vật rắn (N/m).

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3: Từ định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn, hãy suy ra công thức của lực đàn hồi trong vật rắn?

Trong giới hạn đàn hổi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với ứng suất của lực kéo thanh đó:

 $${{\Delta l} \over {{l_0}}} = \alpha \sigma $$

với α là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chấ liệu của thanh rắn.

Lực đàn hồi Fđh tỉ lệ với độ biến dạng ∆l = |l – l0| của thanh rắn:

Fđh  = k ∆l với \(k = E{S \over {{l_0}}}\)

Trong  đó:

\(E = {1 \over \alpha }\) = suất đàn hồi đặc trưng cho tính đàn hồi của thanh rắn.

Đơn vị của E là paxcan (Pa).

k = độ cứng của thanh rắn phụ thuộc chất liệu và kích thước cuar thanh.

Đơn vị đo của k là N/m

Advertisements (Quảng cáo)