Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10

Bài 1, 2, 3, 4 trang 197 Vật lý lớp 10: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn Lý 10. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 197 SGK Vật lý lớp 10. Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn ?; Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài vật rắn ?

Bài 1: Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn ?

Sự tăng độ dài của thanh rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.

Công thức:

\(\Delta l = l – {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

 trong đó, α là hệ số nở dài (phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn), đơn vị 1/K hay K-1.


Bài 2: Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài vật rắn ?

Advertisements (Quảng cáo)

Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ ∆t và độ dài ban đầu l0 của vật đó.

$$\Delta l = l – {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t$$

  trong đó, α là hệ số nở dài (phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn), đơn vị 1/K hay K-1.


Bài 3: Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của thể tích vật rắn?

Advertisements (Quảng cáo)

Độ nở khối của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và thể tích ban đầu Vcủa vật đó

ΔV = V – V0 = βV0Δt

trong đó β gọi là hệ số nở khối với β ≈ 3α, đơn vị 1/K hay K-1..


Bài 4: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ ?

Chọn D

+ Hệ số nở dài của thủy tinh α = 10-6k-1

=>    Hệ số nở khối của thủy tinh: β = 3α

               ΒTT = 24. 10-6k-1

+ Hệ số nở dài của thạch anh là: α = 5. 10-6k-1

=>           ΒTA = 15. 10-6k-1 < βTT

Advertisements (Quảng cáo)