Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Vật Lý 10

Bài IV.1, IV.2, IV.3, IV.4 trang 62 SBT môn Lý lớp 10: Xác định lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật ?

Bài Ôn tập chương IV SBT Lý lớp 10. Giải bài IV.1, IV.2, IV.3, IV.4 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10. Câu IV.1: Xác định lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng tác dụng lên một đầu đạn ở trong nòng súng trường…

Bài IV.1: Xác định lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng tác dụng lên một đầu đạn ở trong nòng súng trường, biết rằng đầu viên đạn có khối lượng 10 g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng thời gian 0,001 s, với vận tốc đầu bằng không và vận tốc tại đầu nòng súng là 865 m/s.

A. 86,5N.               B. 8650 N.

C. 8,65 N.              D. 865 N.

Chọn đáp án B

Bài IV.2. Một quả bóng khối lượng 0,20 kg đang bay với vận tốc 5,0 m/s tới đập vuông góc với mặt bức tường thẳng đứng trong khoảng thời gian 0,1 s. Ngay sau va đập, quả bóng bị bật ngược lại với cùng độ lớn của vận tốc đầu. Xác định độ lớn của lực do bức tường tác dụng vào quả bóng khi va đập.

A. 2.0N.                  B. 10 N.

C. 20 N.                  D. 100 N.

Chọn đáp án C

Bài IV.3. Một vật khối lượng 200 g được ném thẳng đứng từ độ cao 15 m xuống đấi với vận tốc đầu là 5 m/s. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 5 cm và nằm yên tại đó. Lấy g ≈10 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật.

Advertisements (Quảng cáo)

A. 648 N.              B. 349 N.

C. 6,490 N.           D. 34,9 N

Chọn đáp án A

Bài IV.4: Một vật khối lượng 10 kg đang đứng yên chịu tác dụng một lực 5 N theo phương ngang. Xác định :

a) Công của lực trong giây thứ nhất, giây thứ hai và giây thứ ba.

b) Công suất tức thời của lực tại giây thứ tư. Cho biết công suất tức thời tính theo công thức : P = Fv, với F là lực tác dụng và v là vận tốc tức thời của vật.

Advertisements (Quảng cáo)

a. Gia tốc của vật :  \(a = {F \over m} = {{5,0} \over {10}} = 0,5(m/{s^2})\)

Quãng đường vật dịch chuyển:  \(s = {{a{t^2}} \over 2} = {{0,5{t^2}} \over 2} = 0,25{t^2}\)

Công của lực thực hiện: A = Fs.

– Trong giây thứ nhất (từ 0 đến 1s):

\({s_1} = 0,25t_1^2 = 0,25\left( {{1^2} – 0} \right) = 0,25(m)\)

 Suy ra: A1 = Fs1 = 5.0,25 = 1,25 J.

– Trong giây thứ 2 (từ 1s đến 2s):

\({s_2} = 0,25\left( {t_2^2 – t_1^2} \right) = 0,25{\left( {{2^2} – {1^2}} \right)^2} = 0,75\left( m \right)\)

Suy ra: A2 = Fs2 = 5.0,75 = 3,75 J.

Trong giây thứ ba (từ 2s đến 3s):

\({s_3} = 0,25\left( {t_3^2 – t_2^2} \right) = 0,25\left( {{3^2} – {2^2}} \right) = 1,25(m)\)

Suy ra: A3 = Fs3 = 5.1,25 = 6,25 J.

b. Công suất tức thời của lực: P = Fv.

Tại giây thứ tư (t = 4s): v = at = 0,2.4 = 0,8 m/s

Suy ra: P = F.v = 5.0,8 = 4 W.

Advertisements (Quảng cáo)