Bài 1.18: Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau :
Ở 20°C : \({K_{{H_2}O}}\)= 7.10-15
Ở 25°C : \({K_{{H_2}O}}\)= 1. 10-14.
Ở 30°C : \({K_{{H_2}O}}\)= 1,5. 10-14.
Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?
Thu nhiệt, vì khi nhiệt độ tăng tích số ion của nước tăng, nghĩa là sự điện ỉi của nước tăng, tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.
Bài 1.19: 1. Dùng các số liệu ở bài tập 1.18, hãy xác định môi trường axit, trung tính, kiềm ở 20°C và 30°C dựa vào nồng độ H+.
2. Hãy đưa ra định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm của dung dịch đúng cho mọi nhiệt độ.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Ở 20°C :
– Môi trường trung tính : [H+] = [\(O{H^ – }\)] = \(\sqrt {{{7.10}^{ – 15}}} \) = 8,37.10-8 mol/l.
– Môi trường axit: [H+] > 8,37.10-8 mol/l.
– Môi trường kiềm : [H+] < 8,37.10-8 mol/l.
Advertisements (Quảng cáo)
Ở 30°C :
– Môi trường trung tính : [H+] = [\(O{H^ – }\)] = \(\sqrt {{{1,5.10}^{ – 14}}} \) = 1,22.10-7mol/l.
– Môi trường axit: [H+] > 1,22.10-7mol/l.
– Môi trường kiềm : [H+] < 1,22.10-7mol/l.
2. Ở mọi nhiệt độ :
– Môi trường trung tính : [H+] = [\(O{H^ – }\)].
– Môi trường axit: [H+] > [\(O{H^ – }\)].
– Môi trường kiềm : [H+] < [\(O{H^ – }\)].
Bài 1.20: Nước nguyên chất ở 25°C có nồng độ H+ bằng 1.10-7 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử H20 phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng \({D_{{H_2}O}}\) = 1 g/ml ?
1 lít nước nặng 1000 g, nên số mol nước trong 1000 g là \(\frac{{1000}}{{18}} = 55,5(mol).\)
Cứ có 55,5 mol nước ở 25°C thì có 1.10-7mol phân li ra ion. Phần trăm mol nước phân li ra ion : \(\frac{{{{1.10}^{ – 7}}.100\% }}{{55,5}} = {1,8.10^{ – 7}}\% \)
1,8.10-7% mol H20 phân li ra ion cũng là phần trăm số phân tử H20 phân li ra ion.