Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 7.71, 7.72, 7.73, 7.74, 7.75, 7.76, 7.77 trang 83,84 SBT Hóa 12: Chỉ dùng một chất để phân biệt các dung dịch HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3 ?

Bài 35 Đồng và hợp chất của đồng Sách bài tập Hóa học 12. Giải bài 7.71 – 7.77 trang 83,84 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Cho V lít khí H2 (đktc) đi qua bột CuO…

7.71. Trong phòng thí nghiệm, để điểu chế CuSO4 người ta cho Cu tác dụng với dung dịch nào sau đây

A. H2SO4đậm đặc                                         B. H2SO4 loãng.

 C. Fe2(S04)3 loãng.                                     D. FeSO4 loãng.

7.72. Có các dung dịch : HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên

A. Cu.                                                B.Dung dịch Al2(SO4)3.

 C. Dung dịch BaCl2.                           D. Dung dịch Ca(OH)2.

7.73. Ba hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg

Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên

A. HCl và AgNO3                 B. HCl và Al(NO3)3

C. HCl và Mg(NO3)2             D. HCl và NaOH

7.71

7.72

7.73

A

A

D

7.72. Chọn A

Cho Cu vào các dung dịch trên:

– Không có phản ứng là: HCl, NaIH, NaNO3.

– Có phản ứng là:

          + 3Cu + 8HNO⟶ 3Cu(NO3)2 +2NO↑ + 4H2O

Khí NO hóa nâu trong không khí:

           2NO + O2 ⟶ 2NO2

          + Cu + 2AgNO3 ⟶ Cu(NO3)2 +2Ag↓

Advertisements (Quảng cáo)

– Lấy dung dịch AgNO3 để nhận ra dung dịch HCl (Kết tủa AgCl trắng), nhận ra dung dịch NAOH (Kết tủa Ag2O đen)

– Còn lại là dung dịch NaNO3.

7.73. Chọn D

– Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp Cu – Ag không tác dụng.

– Hỗn hợp (2) tạo ta dung dịch AlCl3 và hỗn hợp (3) tạo ra dung dịch MgCl. phân biệt bằng dung dịch NaOH:

AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

                                    tan trong NaOH dư

MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaC

                                      không tan trong NaOH dư.

7.74.Cho V lít khí H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi qua bột FeO (dư) đun nóng thì khối lượng Fe thu được (Giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%) là

A. 24 g.                                 B. 26 g.

C. 28 g.                                 D. 30 g.

Advertisements (Quảng cáo)

7.75. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag2O và 0,2 mol Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp muôi khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là

A. 26,8 g.                              B. 13,4 g.

C. 37,6 g.                              D. 34,4 g.

7.76. Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí 02 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là

A. 2,24 lít.                             B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.                             D. 6,72 lít.

7.77. Cho sơ đồ chuyển hoá quặng đồng thành đồng :

\(CuFe{S_2}\buildrel { + {O_2},{t^0}} \over
\longrightarrow X\buildrel { + {O_2},{t^0}} \over
\longrightarrow Y\buildrel { + X,{t^0}} \over
\longrightarrow Cu\)

Hai chất X, Y lần lượt là

A. Cu2O, CuO.                                 B. CuS, CuO.

C. Cu2S, CuO.                                 D. Cu2S, Cu2O

7.74

7.75

7.76

7.77

C

C

B

D

7.74. Chọn C

\(\eqalign{
& {n_{{H_2}}} = {n_{Cu}} = {n_{F{\rm{e}}}} = {{32} \over {64}} = 0,5\left( {mol} \right) \cr
& {m_{F{\rm{e}}}} = 56.0,5 = 28\left( g \right) \cr} \)

7.75. Chọn C

\(\eqalign{
& A{g_2}O \to 2AgN{O_3} \to 2Ag \cr
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr
& {m_{Ag}} = 108.0,2 = 21,6\left( g \right) \cr
& Cu \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to CuO \cr
& 0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr
& {m_{Cu}} = 80.0,2 = 16\left( g \right) \cr} \)

Vậy khối lượng chất rắn B là: 21,6 + 16 = 37,6 (g).

7.76. Chọn B

– Phương pháp thông thường:

\(\eqalign{
& 3\mathop {Cu}\limits^0 + \mathop {8HN{O_3}}\limits^{ + 5} \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2\mathop {NO}\limits^{ + 2} + 4{H_2}O \cr
& {{19,2} \over {64}} = 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\left( {mol} \right) \cr
& 2\mathop {NO}\limits^{ + 2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} \cr
& 0,2 \to 0,1 \to 0,2\left( {mol} \right) \cr
& 4\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4\mathop {HN{O_3}}\limits^{ + 5} \cr
& 0,2 \to 0,05\left( {mol} \right) \cr
& {V_{{O_2}}} = \left( {0,1 + 0,05} \right).22,4 = 3,36\left( {lit} \right) \cr} \)

– Phương pháp bảo toàn electron:

Trong quá trình phản ứng trên thì Cu nhường electron và O2 thu electron. Còn N+5 trong HNO3 chỉ vận chuyển electron nên ta có:

Quá trình nhường electron:

\(\eqalign{
& Cu \to C{u^{2 + }} + 2{\rm{e}} \cr
& 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,6\left( {mol} \right) \cr} \)

Quá trình thu electron:

\(\eqalign{
& {O_2} + 4{\rm{e}} \to 2{{\rm{O}}^{2 – }} \cr
& 0,3 \to 4{\rm{x}}\left( {mol} \right) \cr} \)

Ta có:

\(4x = 0,6 \Rightarrow x = {{0,6} \over 4} = 0,15\left( {mol} \right)\)

\(\Rightarrow {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\left( {lít} \right)\).

Advertisements (Quảng cáo)