Trang Chủ Bài tập SGK lớp 7 Soạn văn lớp 7

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài 5 trang 65 SGK văn lớp 7: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau ?

Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Trần Quang Khải  – Bài 5 trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và phần luyện tập trang 68 SGK văn lớp 7. Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau ? Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách  kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt

*Gieo vần bằng trắc.

*Số câu, số chữ: gồm có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

Câu 2: Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén, súc tích. Mỗi trận thắng chỉ nêu một chiến công nổi bật: Trận Chương Dương thu được nhiều vũ khí của giặc, trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh.

Advertisements (Quảng cáo)

=> Thể hiện tâm trạng vui mừng, phấn chấn của vị tướng quân đầy mưu lược, tạo nên chiến thắng vang dội.

*Hai câu sau: tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

*Nhận xét cách biểu và biểu cảm của bài thơ:

Advertisements (Quảng cáo)

Cách nói giản dị, cô đúc của bà thơ đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần. Những dòng thơ chắc khỏe, tràn đầy khí thế cũng là bầu nhiệt huyết sục sôi mong được cống hiến hết mình cho đất nước của nhà thơ nói riêng và của mỗi người trong thời đại đó nói riêng.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài “Phò giá về kinh” và bài “Sông núi nước Nam” giống nhau:

– Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách  kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

– Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích và cô đúc. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

II. LUYỆN TẬP:

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

– Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Advertisements (Quảng cáo)