Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn lớp 11

Soạn bài Nghĩa của câu Văn 11: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau

Soạn bài Nghĩa của câu Văn 11: Câu 3: Chọn từ “hẳn” vì nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu mang một sắc thái khẳng định, chắc chắn….

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Câu 1: a. Câu a1 + a2:

– Cả hai câu a1 và a2 đều nói đến sự việc : Chí Phèo từng có một thời (ao ước có một gia đình nho nhỏ).

– Khác nhau:

+ câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc qua từ “hình như”

+ câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.

 b. Cặp câu b1 + b2:

– Giống: đều đề cập đến sự việc giả định (nếu tôi nói … người ta cũng bằng lòng).

– Khác:

+ câu b1 thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc qua từ “chắc”.

+ còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc. “người ta cũng bằng lòng”.

Advertisements (Quảng cáo)

II. Nghĩa sự việc:

– Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề).

– Nghĩa sự việc trong câu là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

Luyện tập

Bài 1: Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ:

Câu 1: Diễn tả hai sự việc chỉ trạng thái (Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo)

Câu 2: Một sự việc – đặc điểm (Thuyền – bé)

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: Một sự việc – quá trình (Sóng – gợn)

Câu 4: Một sự việc – quá trình (Lá – đưa vèo)

Câu 5: Hai sự việc:

Trạng thái : (tầng mây – lơ lửng)

Đặc điểm : (Trời – xanh ngắt)

Câu 6: Hai sự việc

Đặc điểm : (Ngõ trúc – quanh co)

Trạng thái : (khách – vắng teo)

Câu 7: Hai sự việc – tư thế (Tựa gối/ buông cần)

Câu 8: Một sự việc – hành động (cá – đớp)

Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu là:

Nghĩa sự việc

Nghĩa tình thái

a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ.

a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng … lắm)

b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề

b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi)

c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư không.

c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình)

 Câu 3: Chọn từ “hẳn” vì nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu mang một sắc thái khẳng định, chắc chắn. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hắn.

Advertisements (Quảng cáo)