Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn 11 - Ngắn gọn

Bài Nghĩa của câu (tiếp theo) trang 18 Văn 11: Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu

Soạn bài: Nghĩa của câu (tiếp theo) trang 18 SGK Ngữ văn 11 tập 2. Bài tập 2: Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu: a. “Nói của đáng tội”: Thái độ thừa nhận

Bài 1. Nghĩa sự việc và tình thái trong các câu:

a) – Nghĩa sự việc: Tả lại thời tiết ở hai nơi khác nhau như thế nào qua hình ảnh “nắng”

– Nghĩa tình thái: (chắc) Phỏng đoán với độ tin cậy cao.

b) Nghĩa sự việc : Tấm ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.

– Nghĩa tình thái : (rõ ràng) khẳng định sự việc ở mức cao

c) Nghĩa sự việc : Cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.

– Nghĩa tình thái : (thật là) Khẳng định một cách mỉa mai

d) – Nghĩa sự việc :

+C1:Hắn sống bằng giật cướp, dọa nạt.

+C2: Hắn mạnh vì liều

– Nghĩa tình thái  :

Advertisements (Quảng cáo)

+C1: (Chỉ) đánh giá mức độ.

+ C2: (Đã đành)  thái độ miễn cưỡng.

 Bài tập 2: Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu:

a. “Nói của đáng tội”: Thái độ thừa nhận

b. “Có thể”: Phỏng đoán mức độ cao.

c. “Những”: Đánh giá số lượng.

Advertisements (Quảng cáo)

d. “Kia mà!” : Thái độ nhắc nhở để trách móc.

Bài 3: Từ ngữ tình thái thích hợp cột B điền vào cột A:

Câu a: “hình như”: Sự phỏng đoán độ tin cậy thấp, chưa chắc chắn

Câu b: “dễ”: Sự phỏng đoán độ tin cậy cao.

Câu c: “tận” : Đánh giá mức độ về khoảng cách là xa.

Bài 4: Đặt câu với các từ ngữ tình thái:

– chưa biết chừng: Chưa biết chừng chính cái Đào mới là đứa ăn trộm đồ của mày đấy!

– là cùng: Mày ăn nhiều đến thế là cùng!

– ít ra: Ít ra đến cuối cùng bạn ý cũng nói lời xin lỗi với mày rồi.

– Nghe nói: Tớ nghe nói là cậu sắp đi du học à?

– Chả lẽ: Mới ba năm không gặp, chả lẽ cậu đã quên tờ rồi sao?

– Sự thật là: Sự thật là chiều hôm qua bọn tao trốn học đi chơi.

– đấy mà: Tớ mới mua cái balo này đấy mà.

– đặc biệt là: Nhìn cô ấy rất xinh, đặc biệt là đôi mắt ấy.

– cơ mà: Tao đã bảo mày chờ tao rồi mới đi cơ mà.

Advertisements (Quảng cáo)