I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Bố cục của bài văn: 3 phần.
– Từ đầu đến “thác nước”: Cảnh thuyền chuẩn bị vượt thác. (Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác).
– Tiếp theo đến “Cổ Cò”: Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác. (Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ).
– Còn lại: Cảnh sắc thiên nhiên sau khi con thuyền vượt thác. (Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ).
Câu 2: *Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi:
– Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa. Quang cảnh hai bên đường là những bãi dâu trải ra bạt ngà.
– Sắp đến những đoạn có nhiều thác ghềnh: vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
– Ở đoạn sông có nhiều thác dữ: “nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”.
*Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì chỉ có ở vị trí này thì người quan sát mới có thể miêu tả chi tiết từng chặng đường đi của con thuyền.
Câu 3: *Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thật dũng mãnh và phi thường.
*Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
Advertisements (Quảng cáo)
– Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
– Hành động: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
*Những so sánh tiêu biểu:
– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
– Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
*Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, không sợ nguy hiểm, khó khăn, làm chủ thiên nhiên của con người.
Câu 4: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên sông. Đó là:
Advertisements (Quảng cáo)
– Ở đoạn đầu, “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”. Điều này như báo hiệu là sắp đến khúc sông dữ, chúng ta phải chuẩn bị và dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
– Ở đoạn cuối, hình ảnh chòm cổ thụ hiện lên nhưng với hình ảnh khác “những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh này thể hiện tâm trạng háo hức và sự mạnh mẽ của con người khi đưa được thuyền qua con thác dữ để tiến lên phía trước.
Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
II. LUYỆN TẬP:
Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
a. Bài “Sông nước Cà Mau”:
– Ở đây có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch.
– Rừng đước dựng lên cao ngất.
– Chợ Năm Căn nhộn nhịp, tấp nập đặc biệt đây là chợ trên sông.
=> Tất cả tạo nên cảnh không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã.
– Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.
b. Bài “Vượt thác”:
– Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội được thể hiện qua từng cảnh:
+, Đoạn sông phẳng lặng: thuyền rẽ sóng bon bon, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
+, Đoạn sông nhiều thác dữ: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, Dượng Hương Thư phải ghì chặt sào, quai hàm bạnh ra…
+, Đoạn qua thác dữ: những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Dượng Hương Thư thở phào nhẹ nhõm.
– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là so sánh và nhân hóa.