Trang Chủ Lớp 12 Đề kiểm tra 15 phút lớp 12

Đề kiểm tra môn Sinh học 15 phút lớp 12 Chương II Phần sinh thái học: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là loài nào?

Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần xã sinh vật?; Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là loài nào?  … trong Đề kiểm tra môn Sinh học 15 phút lớp 12 Chương II Phần sinh thái học. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần xã sinh vật :

A. là 1 tập hợp quần thể sinh vật và môi trường sống của sinh vật.

B. được hình thành trong 1 quá trình lịch sử

C. giữa các quần thể sinh vật trong quần xã luôn tồn tại các mối liên hệ sinh thái tương hỗ

D. quần xã sinh vật có cấu trúc động

2. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là

A. cỏ bợ.                      B. trâu, bò.

C. sâu ăn cỏ.                D. bướm

3. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trong trong quần xã do

A. số lượng cá thể nhiều.

B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.

D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

4. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

5. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có

A. sự phân tầng thẳng đứng.

C. đa dạng sinh học thấp.

B. đa dạng sinh học cao.

D. nhiều cây to và động vật lớn.

Advertisements (Quảng cáo)

6. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

7. Độ đa dạng của quần xã sinh vật là

A. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

C. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

D. tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

8. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh

B. vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh

C. vì tuy có số lượng cá thể ít nhưng hoạt động mạnh

Advertisements (Quảng cáo)

D. vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

9. Các loài trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó

A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại

B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

C. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

D. các mối quan hệ hỗ trợ, cả hai loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

1.0: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Tú hú và chim chủ có mối quan hệ

A. cạnh tranh (về nơi đẻ)

B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)

C. hội sinh

D. ức chế – cảm nhiễm

1.1: Quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng: sáo thường đâu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn. Đó là mối quan hệ

A. cộng sinh                      B. hợp tác.

C. kí sinh- vật chủ             D. cạnh tranh.

1.2: Giun kim sống trong ruột người đó là mối quan hệ

A. cộng sinh                    B. hợp tác

C. kí sinh – vật chủ          D. cạnh tranh.

1.3: Trong quần xã sinh vật, nếu một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho cho loài khác, đó là mối quan hệ

A. sinh vật này ăn sinh vật khác

B. hợp tác

C. kí sinh

D. ức chế cảm nhiễm.

1.4: Con mối mới nở ” liếm ” hậu môn đồng loại để tự lấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzyme phân giải được cellulose ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. kí sinh                    B. hợp tác

C. hội sinh                  D. cộng sinh

1.5: Quan hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa 2 loài hay nhiều loài. Tất cả các loài tham gia đều có lợi. Đó là mối quan hệ nào sau đây?

A. Cộng sinh.               B. Hợp tác.

C. Hội sinh.                  D. Cạnh tranh.


1 2 3 4 5
C A D D A
6 7 8 9 10
A B A B D
11 12 13 14 15
B C D D A

Advertisements (Quảng cáo)