ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 1
CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
1. Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là:
A. lai phân tích
B. lai thuận nghịch
C. phân tích cơ thể lai
D. lai hữu tính
2. Kiểu gene nào sau đây được xem là thể đồng hợp?
A. AABBDd B. AaBBDd
C. aabbDD D. aaBbDd
3. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa x aa và AA x Aa.
B. Aa x Aa và AA x Aa.
C. Aa x Aa và Aa x aa
D. AA x aa và AA x Aa.
4. Các gene nào sau đây được gọi là alen?
A. B, a B. A1, A2
C. IO, IA, d D. A1, A2, B3
5. Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau, bằng cách nào để xác định được kiểu gene của cây quả đỏ F2?
A. Lai phân tích
B. Lai phân tích hoặc cho tự thụ
Advertisements (Quảng cáo)
C. Cho tự thụ
D. Lai phân tích rồi cho tự thụ
6. Ở ruồi giấm, gene B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gene b qui định thân đen và gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gene dị hợp. Xác suất để xuất hiện ruồi thân xám đồng hợp là:
A. 75% B. 50%
C. 25% D. 12,5%
7. Ở một loài, gene D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gene d qui định hoa trắng. Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là:
A. P: DD x dd và P: Dd x dd
B. P: dd x dd và P: DD x Dd
C. P: Dd x dd và P: DD x dd
D. P: Dd x dd và P: DD x DD
8. A: qui định tầm vóc thấp ; a: qui định tầm vóc cao. Bố mẹ dị hợp thì xác suất sinh 2 đứa con có tầm vóc thấp là bao nhiêu?
A. 6.25% B. 46.875%
C. 56.25% D. 75%
Advertisements (Quảng cáo)
9. Người ở nhóm máu ABO do 3 gene alen IA, IB, IO quy định. Một người phụ nữ có chồng nhóm máu A sinh được một con trai có nhóm máu B và một con gái có nhóm máu A. Người con trai nhóm máu B có kiểu gene như thế nào?
A. IBIO B. IBIB
C. IBIB hoặc IBIO D. IAIA
1.0: Ở cây dạ lan, gene D: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gene d: hoa trắng. Kiểu gene dị hợp có kiểu hình hoa màu hồng. Phép lai nào sau đây không tạo ra con lai F1 có kiểu hình hoa hồng?
A. P: DD x dd B. P: Dd x Dd
C. P: Dd x dd D. P: DD x DD
1.1: Điểm giống nhau giữa hiện tượng tính trội hoàn toàn với tính trội không hoàn toàn trong phép lai một cặp tính trạng với P thuần chủng về một cặp gene tương phản là:
A. F1 là thể dị hợp
B. F1 đồng tính trội
C. F1 đồng tính lặn
D. F1 đồng tính trung gian
1.2: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
A. Kiểu gene và kiểu hình F1
B. Kiểu gene và kiểu hình F2
C. Kiểu gene F1 và F2
D. Kiểu hình F1 và F2
1.3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 1/3 B. 2/3
C. 3/4 D. 1/4
1.4: Để các alen của một gene phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?
A. Bố và mẹ phải thuần chủng
B. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường
C. Số lượng cá thế lai phải lớn
D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn
1.5: Đối tượng nghiên cứu của Menden là?
A. Đậu Hà Lan
B. Ruồi giấm
C. Thỏ
D. Cà chua
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | C | C | B | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | C | A | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | C | A | B | A |