Câu 1.
Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo bảng mẫu sau:
Bài | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nghệ thuật | Nội dung | ||||
Bài | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nghệ thuật | Nội dung | ||||
Tôi và các bạn | Bài học đường đời đầu tiên | Tô Hoài | Truyện ngắn | Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình | Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình |
Tôi và các bạn | Nếu cậu muốn có một người bạn | Ăng-toan-đơ Xanh-tơ E-xu-pe-ri | Truyện ngắn | Nghệ thuật miêu tả sinh động. Ngôn ngữ chính xác, giàu sức tạo hinh | Hoàng tử bé hoang mang, đau khổ vì phát hiện ra đóa hồng của mình không phải là duy nhất, mà ở vùng đất cậu vừa đi qua này có đến cả một vườn hồng, đóa hoa nào cũng xinh đẹp rạng rỡ như đóa hồng của cậu. Trong chính lúc đó thì con Cáo xuất hiện, hai nhân vật đã có một cuộc trò chuyện đầy bất ngờ. Những quan niệm, triết lí về cuộc sống, về con người, về sự tuần dưỡng, về vẻ đẹp đích thực của con Cáo đã khiến cậu Hoàng tử hiểu ra nhiều điều và lấy lại tinh thần, tiếp tục niềm tin và tình yêu với đóa hồng của mình. |
Tôi và các bạn | Bắt nạt | Nguyễn Thế Hoàng Linh | Thơ | Điệp từ. Ngôn ngữ ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu | Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ. |
Câu 2. Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:
a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài
b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
– Kể lại một trải nghiệm của bản thân:
+ Được kể từ ngôi thứ nhất.
+ Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.
– Nêu cảm xúc về một bài thơ:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ.
+ Đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.
– Tập làm thơ lục bát:
+ Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
+ Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.
– Tả cảnh sinh hoạt:
+ Giới thiệu được cảnh sinh hoạt.
+ Tả bao quát quang cảnh.
+ Tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt.
+ Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.
Câu 3. Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?
Câu 4. Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:
Câu 5. Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên.
Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.