Phần I. Khởi động
Em làm thế nào để biết được các môn học trong ngày, trong tuần?
Để biết được các môn học trong ngày, trong tuần em sẽ xem thời khóa biểu.
Phần II. Bài đọc
THỜI KHOÁ BIỂU
Thời khoá biểu cho biết thời gian học các môn của từng ngày trong tuần. Thời khoá biểu gồm nhiều cột dọc và nhiều hàng ngang. Các bạn học sinh thường đọc thời khoá biểu theo trình tự thứ – buổi – tiết – môn.
Phần III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đọc thời khóa biểu của ngày thứ Hai.
Thời khóa biểu của ngày thứ Hai:
Advertisements (Quảng cáo)
– Buổi sáng: Hoạt động trải nghiệm, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Việt.
– Buổi chiều: Tiếng Anh, Tự học có hướng dẫn
Câu 2: Sáng thứ Hai có mấy tiết?
Sáng thứ Hai có 4 tiết.
Câu 3: Thứ Năm có những môn học nào?
Thứ Năm có năm môn: Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Tự học có hướng dẫn
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4: Nếu không có thời khóa biểu, em sẽ gặp khó khăn gì?
Nếu không có thời khóa biếu, em sẽ không nắm được những lịch học các ngày trong tuần, do đó sẽ không chủ động sắp xếp được việc học của mình.
Phần IV. Luyện tập
1: Dựa vào thời khóa biểu trên đây, hỏi – đáp theo mẫu:
– Hỏi: Lớp mình có tiết Mĩ thuật vào thứ mấy?
– Đáp: Lớp mình có tiết Mĩ thuật vào thứ Tư.
– Hỏi: Lớp mình có tiết Tiếng Anh vào thứ mấy?
– Đáp: Lớp mình có tiết Tiếng Anh vào thứ Sáu.
– Hỏi: Lớp mình có tiết Giáo dục thể chất vào thứ mấy?
– Đáp: Lớp mình có tiết Giáo dục thể chất vào thứ Ba và thứ Năm.
2: Nói một câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường mà em thích:
M: Tiếng Việt là môn học tôi yêu thích nhất.
– Môn học mà em yêu thích là môn Tiếng Việt. Bởi vì nhớ có môn học này, em được đọc rất nhiều bài đọc, nhiều câu chuyện lí thú.
– Môn học mà em yêu thích nhất là môn Toán. Bởi vì em rất thích làm tính và giải toán.
– Môn học mà em yêu thích nhất là môn Âm nhạc. Bởi vì em rất thích ca hát.