Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 Sách bài tập Toán 6 - Kết nối tri thức

Bài 2: Cách ghi số tự nhiên – SBT Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Giải Bài 1.8, 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14, 1.15 trang 9; bài 1.16, 1.17, 1.18, 1.19, 1.20, 1.21 trang 10 sách bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 2: Cách ghi số tự nhiên 

Giải bài 1.8 trang 9 SBT Toán 6

Một số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9. Đó là số nào?

Số tự nhiên có 2 chữ số có dạng \(\overline {ab} (a,b \in N;0 < a \le 9;0 \le b \le 9)\)

Gọi số tự nhiên có 2 chữ số cần tìm là \(\overline {ab} (a,b \in N;0 < a \le 9;0 \le b \le 9)\)

+ Nếu b=1 thì a= 1 + 9 = 10(vì chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9) (vô lí)

+ Nếu b> 1 thì a>10( vô lí)

+ Nếu b=0 thì a=0+9=9( thỏa mãn)

Vậy số cần tìm có hai chữ số là 90.

Bài 1.9 sách bài tập Toán 6

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 3. Hãy mô tả tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Số tự nhiên có 2 chữ số có dạng \(\overline {ab} (a,b \in N;0 < a \le 9;0 \le b \le 9)\)

Gọi số tự nhiên có 2 chữ số cần tìm là \(\overline {ab} (a,b \in N;0 < a \le 9;0 \le b \le 9)\)

Vì chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 3 nên b>3 ta có bảng sau:

b

4

5

6

7

8

9

a

1(TM)

2(TM)

3(TM)

4(TM)

5(TM)

6(TM)

Vậy A = {14; 25; 36; 47; 58; 69}.Các số tự nhiên có hai chữ số thỏa mãn đề bài là: 14; 25; 36; 47; 58; 69

Giải bài 1.10 trang 9 SBT Toán lớp 6 KNTT

Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có 6 chữ số.

Để viết số tự nhiên lớn nhất có a chữ số, ta chọn các chữ số ở các hàng lớn nhất có thể(ưu tiên chọn hàng cao nhất)

Chữ số hàng trăm nghìn của nó phải là số lớn nhất có thể, tức là số 9

Năm chữ số tiếp theo lớn nhất có thể là số 9

Vậy số tự nhiên lớn nhất có 6 chữ số: 999 999.

Giải bài 1.11 trang 9 sách bài tập Toán 6

Số tự nhiên nào lớn nhất có 6 chữ số khác nhau?

Để viết số tự nhiên lớn nhất có a chữ số khác nhau, ta chọn các chữ số ở các hàng lớn nhất có thể(ưu tiên chọn hàng cao nhất)

 Số có 6 chữ số khác nhau là số lớn nhất thì:

Chữ số hàng trăm nghìn của nó phải là số lớn nhất tức là số 9

Chữ số hàng chục nghìn phải là số lớn nhất khác 9 tức là số 8

Chữ số hàng nghìn phải là số lớn nhất khác 9 và 8 tức là số 7

Chữ số hàng trăm phải là số lớn nhất khác 9; 8 và 7 tức là số 6

Chữ số hàng chục phải là số lớn nhất khác 9; 8; 7; và 6 tức là số 5

Chữ số hàng đơn vị phải lớn nhất khác 9; 8; 7; 6; 5 tức là số 4

Vậy số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau: 987 654.

Giải bài 1.12 trang 9 SBT Toán lớp 6 Kết nối tri thức

 Cho tập hợp P = {0; 4; 9}. Hãy viết các số tự nhiên:

a) Có ba chữ số và tập hợp các chữ số của nó là tập P;

b) Có ba chữ số lấy trong tập P

+Số có 3 chữ số có dạng \(\overline {abc} (a,b,c \in N;0 < a \le 9;0 \le b,c \le 9)\)

+Để viết số tự nhiên lớn nhất có a chữ số, ta chọn các chữ số ở các hàng lớn nhất có thể(ưu tiên chọn hàng cao nhất)

a) Vì số tự nhiên cần viết có ba chữ số và tập hợp các chữ số của nó là tập P, tức là số tự nhiên đó bắt buộc gồm ba chữ số 0; 4; 9

Vì chữ số hàng trăm khác 0 nên a = 4 hoặc a = 9.

+) Với a = 4, ta có các số thỏa mãn là: 409; 490

+) Với a = 9, ta có các số thỏa mãn là: 904; 940

Vậy ta được các số thỏa mãn đề bài là: 409; 490; 904; 940.

b) Gọi số tự nhiên có ba chữ số là \(\overline {abc} (a,b,c \in N;0 < a \le 9;0 \le b,c \le 9)\)

Vì số tự nhiên có ba chữ số lấy trong tập P thì các số cần tìm được viết bởi 0; 4; 9(chữ số ở các hàng có thể

Vì chữ số hàng trăm khác 0 nên a = 4 hoặc a = 9

Advertisements (Quảng cáo)

Trường hợp 1: a=4

a

4

4

4

4

4

4

4

4

4

b

0

0

0

4

4

4

9

9

9

c

0

4

9

4

9

0

0

4

9

Trường hợp 2: a = 9

a

9

9

9

9

9

9

9

9

9

b

0

0

0

4

4

4

9

9

9

c

0

4

9

4

9

0

0

4

9

Vậy các số thỏa mãn điều kiện đề bài là: 400; 404; 409; 440; 444; 449; 490; 494; 499; 900; 904; 909; 940; 944; 949; 990; 994; 999.

Bài 1.13 SBT Toán lớp 6

Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 4.

+ Số tự nhiên có ba chữ số là \(\overline {abc} (a,b,c \in N;0 < a \le 9;0 \le b,c \le 9)\)

+ Chọn các chữ số thỏa mãn( ưu tiên chữ số hàng trăm)

Gọi số tự nhiên có ba chữ số là \(\overline {abc} (a,b,c \in N;0 < a \le 9;0 \le b,c \le 9)\)

Vì tổng các chữ số của nó bằng 4 hay a + b + c = 4 nên các chữ số đều nhỏ hơn hoặc bằng 4. Do a đứng ở hàng trăm nên a ∈ {1;2;3;4}

*Trường hợp 1: a = 4, ta có: 4 + b + c = 4 ⇒ b + c = 0, ta được b = 0 và c = 0. Do đó ta lập được 1 số là 400.

*Trường hợp 2: a = 3, ta có: 3 + b + c = 4 ⇒ b + c = 1 nên b ≤ 1

+) Với b = 0 thì c = 1, ta được số 301

+) Với b = 1 thì c = 0, ta được số 310

*Trường hợp 3: Với a = 2, ta được: 2 + b + c = 4 ⇒ b + c = 2 nên b ≤ 2

+) Với b = 0 thì c = 2, ta được số 202

+) Với b = 1 thì c = 1, ta được số 211

+) Với b = 2 thì c = 0, ta được số 220

*Trường hợp 4: Với a = 1, ta được: 1 + b + c = 4 ⇒ b + c =3 nên b ≤ 3

+) Với b = 0 thì c = 3, ta được số 103

+) Với b = 1 thì c = 2, ta được số 112

+) Với b = 2 thì c = 1, ta được số 121

+) Với b = 3 thì c = 0, ta được số 130

Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 4.

S = {400; 310; 301; 202; 211; 220; 103; 112; 121; 130}.

Bài 1.14 SBT Toán 6

Từ một số tự nhiên n có ba chữ số cho trước, ta sẽ được số nào nếu:

a) Viết thêm chữ số 0 vào sau (tận cùng bên phải) số đó?

b) Viết thêm chữ số 1 vào trước (tận cùng bên trái) số đó?

Số tự nhiên n có ba chữ số có dạng \(\overline {abc} (a,b,c \in N;0 < a \le 9;0 \le b,c \le 9)\)

a)Viết thêm chữ số 0 vào sau số đó, ta được số mới là \(\overline {abc0} \)

b) ) Viết thêm chữ số 1 vào trước số đó, ta được số mới là \(\overline {1abc} \)

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1.15 SBT Toán lớp 6

Viết thêm chữ số 9 vào số 812 574 để thu được:

a) Số lớn nhất;

b) Số nhỏ nhất.

Thêm chữ số 9:

+ Ở hàng cao nhất, ta được số lớn nhất

+ Ở hàng thấp nhất, ta được số nhỏ nhất

a) Vì chữ số 9 là chữ số lớn nhất nên viết thêm chữ số 9 đứng đầu (hàng triệu), ta được số 9 812 574 là số lớn nhất.

b) Vì chữ số 9 là chữ số lớn nhất nên viết thêm chữ số 9 đứng ở hàng đơn vị ta được số

8 125 749 là số nhỏ nhất.

Bài 1.16 trang 10 sách bài tập Toán 6

Viết thêm chữ số 6 vào số 812 574 để thu được:

a) Số lớn nhất;

b) Số nhỏ nhất.

+Thêm chữ số 6 vào vị trí mà đứng ngay trước chữ số đầu tiên nhỏ hơn nó (đi từ trái sang), ta được số lớn nhất

+ Thêm chữ số 6 vào vị trí mà đứng ngay trước chữ số đầu tiên lớn hơn nó (đi từ trái sang), ta được số nhỏ nhất

a) Đi từ trái sang phải, chữ số đầu tiên nhỏ hơn 6 là chữ số 1. Nên ta thêm chữ số 6 ở ngay trước chữ số 1, ta được số lớn nhất

Vậy khi đó số đó là: 8 612 574.

b) ) Đi từ trái sang phải, chữ số đầu tiên lớn hơn 6 là chữ số 8. Nên ta thêm chữ số 6 ở ngay trước chữ số 8, ta được số nhỏ nhất

 Vậy khi đó số đó là: 6 812 574.

Bài 1.17 SBT Toán 6

Cho số 728 031. Hãy hoàn thiện bảng sau:

Số 728 031

Chữ số

7

2

8

0

3

1

Giá trị của chữ số

8 x 1000

1 số có dạng \(\overline {abcdef} \)thì được phân tích là: a x 100 000+ b x 10 000+ c x 1 000 + d x 100 + e x 10 + f x 1

+) Chữ số 7 đứng ở hàng trăm nghìn nên có giá trị 7 x 100 000

+) Chữ số 2 đứng ở hàng chục nghìn nên có giá trị 2 x 10 000

+) Chữ số 0 đứng ở hàng trăm nên có giá trị 0 x 100

+) Chữ số 3 đứng ở hàng chục nên có giá trị 3 x 10

+) Chữ số 1 đứng ở hàng đơn vị nên có giá trị 1 x 1

Vậy ta điền được là:

Số 728 031

Chữ số

7

2

8

0

3

1

Giá trị của chữ số

7 x 100 000

2 x 10 000

8 x 1 000

0  x 100

3 x 10

1 x 1

Giải bài 1.18 trang 10 SBT Toán lớp 6

Viết 2 975 002 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

1 số có dạng \(\overline {abcdef} \)thì được phân tích là: a x 100 000+ b x 10 000+ c x 1 000 + d x 100 + e x 10 + f x 1

+) Chữ số 2 đứng ở hàng triệu nên có giá trị 2 x 1 000 000

+) Chữ số 9 đứng ở hàng trăm nghìn nên có giá trị 9 x 100 000

+) Chữ số 7 đứng ở hàng chục nghìn nên có giá trị 7 x 10 000

+) Chữ số 5 đứng ở hàng nghìn nên có giá trị 5 x 1 000

+) Chữ số 0 đứng ở hàng trăm nên có giá trị 0 x 100

+) Chữ số 0 đứng ở hàng chục nên có giá trị 0 x 10

+) Chữ số 2 đứng ở hàng đơn vị nên có giá trị 2 x 1

 Vậy 2 975 002 = 2 x 1 000 000 + 9 x 100 000 + 7 x 10 000 + 5 x 1 000 + 0 x 100 +

0 x 10 + 2 x 1

Bài 1.19 trang 10 SBT Toán 6

Đọc các số La Mã XIV, XVI, XIX và XXI.

Ghi  nhớ các quy tắc viết số  La Mã:

+ Các kí tự  I, V, X : Các chữ số La Mã.

+ Các cụm chữ số IV, IX

+ Giá trị của các thành phần này không thay đổi dù ở vị trí nào.

+ Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị của các thành phần tạo nên số đó.

+ Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.

+) Số La Mã XIV đọc là: Mười bốn

+) Số La Mã XVI đọc là: Mười sáu

+) Số La Mã XIX đọc là: Mười chín

+) Số La Mã XXI đọc là: Hai mươi mốt.

Bài 1.20 trang 10 SBT Toán lớp 6 KNTT

Viết các số sau bằng số La Mã: 14; 24 và 26.

Ghi  nhớ các quy tắc viết số  La Mã:

+ Các kí tự  I, V, X : Các chữ số La Mã.

+ Các cụm chữ số IV, IX

+ Giá trị của các thành phần này không thay đổi dù ở vị trí nào.

+ Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị của các thành phần tạo nên số đó.

+ Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.

+) 14 viết bằng số La Mã là: XIV

+) 24 viết bằng số La Mã là: XXIV

+) 26 viết bằng số La Mã là: XXVI.

Bài 1.21 trang 10 SBT Toán 6 KNTT

Có 12 que tính xếp thành một phép cộng sai như sau:

Hãy đổi chỗ chỉ 1 que tính để được phép cộng đúng. Em tìm được mấy cách làm?

+ Các kí tự  I, V, X : Các chữ số La Mã.

+ Các cụm chữ số IV, IX

+ Giá trị của các thành phần này không thay đổi dù ở vị trí nào.

+ Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị của các thành phần tạo nên số đó.

+ Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.

Em có 2 cách làm như sau:

Advertisements (Quảng cáo)