Giải bài 1.1 trang 6 SBT Toán 6 KNTT
Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số 7; 15; 106; ; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời
*) Số tự nhiên có 2 chữ số có dạng \(\overline {ab}\)(\(a,b \in N, a \ne 0\)
*) Kí hiệu \(\in\) để chỉ phần tử thuộc tập hợp
*) Kí hiệu \(\notin\) để chỉ phần tử không thuộc tập hợp
Các số tự nhiên có 2 chữ số trong các số ở trên là: 15; 99
Như vậy:
\(15 \in S; 99 \in S\);
\(7 \notin S; 106 \notin S\)
Giải bài 1.2 Sách bài tập Toán 6
Cho hai tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}. Trong các phần tử a, d, t, y, phần tử nào thuộc tập A, phần tử nào thuộc tập B? Phần tử nào không thuộc tập A, phần tử nào không thuộc tập B. Dùng kí hiệu để trả lời
*) Kí hiệu \(\in\) để chỉ phần tử thuộc tập hợp
*) Kí hiệu \(\notin\) để chỉ phần tử không thuộc tập hợp
Tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}.
+) Xét phần tử a: a ∈ A, a ∉ B
+) Xét phần tử d: d ∉ A, d ∉ B
+) Xét phần tử t: t ∉ A, t ∉ B
+) Xét phần tử y: y ∉ A, y ∈ B
Bài 1.3 trang 6 sách bài tập Toán 6 KNTT
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập C các chữ cái tiếng Việt trong từ “THĂNG LONG”.
+ Liệt kê các chữ cái xuất hiện trong từ.
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ”
Advertisements (Quảng cáo)
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Các chữ cái trong từ “THĂNG LONG” gồm T, H, Ă, N, G, L, O, N, G.
Trong các chữ cái trên, chữ N, G xuất hiện hai lần, nhưng khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần
Tập hợp C các chữ cái tiếng việt có trong từ “THĂNG LONG” là:
C = {T; H; Ă; N; G; L; O}
Vậy C = {T; H; Ă; N; G; L; O}
Giải bài 1.4 sách bài tập Toán lớp 6
Một năm có bốn quý. Đặt tên và viết tập hợp các tháng (dương lịch) của quý Hai trong năm. Tập hợp này có bao nhiêu phần tử?
* Tên tập hợp ta có thể đặt tùy ý
* Liệt kê các phần tử của tập hợp và đếm
* Các phần tử được liệt kê trong dấu {}, mỗi phần tử ngăn cách nhau bởi dấu ;
Một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý:
+ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3
+ Quý 2 gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6
Advertisements (Quảng cáo)
+ Quý 3 gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9
+ Quý 4 gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12
Gọi S là tập hợp các tháng của quý Hai trong năm.
Vậy tập hợp S các tháng của quý Hai trong năm là: S = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}. Tập hợp S có ba phần tử.
Giải bài 1.5 trang 6 sách bài tập Toán 6
Cho tập hợp M = {n| n là số tự nhiên nhỏ hơn 20 và n chia hết cho 5}. Viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
+ Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
+ Các số tự nhiên nhỏ hơn 20 gồm 0; 1;2;3;4;….,18;19.
Các số tự nhiên n nhỏ hơn 20 và chia hết cho 5 là 0; 5; 10; 15.
Vì M gồm các số tự nhiên n nhỏ hơn 20 và chia hết cho 5 nên M = {0; 5; 10; 15}
Vậy M = {0; 5; 10; 15}.
Bài 1.6 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức
Cho tập hợp P={1;\(\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{4};\frac{1}{5}\)}. Hãy mô tả tập hợp P bằng cách nêu dấu diệu đặc trưng của các phần tử của nó.
Tìm quy luật của các phần tử của tập hợp
Ta thấy các phần tử của P có dạng \(\frac{1}{a}(a \in N*,a < 6)\)
Ta có thể viết P={\(\frac{1}{a}|a \in N*,a < 6\)} hoặc P={\(\frac{1}{a}|a \in N*,a \le 5\)}
Bài 1.7 trang 6 Sách bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Cho tập hợp L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N}.
a) Nêu bốn số tự nhiên thuộc tập L và hai số tự nhiên không thuộc tập L;
b) Hãy mô tả tập L bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng theo một cách khác.
+ Ứng với mỗi giá trị của k, ta tìm được 1 phần tử của tập L.
+ Chọn 4 giá trị của k, ta tìm được 4 phần tử của tập L.
L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N }.
a) +) Với k = 0, ta được: n = 2. 0 + 1 = 1 ∈ L
+) Với k = 1, ta được: n = 2. 1 + 1 = 3 ∈ L
+) Với k = 2, ta được: n = 2. 2 + 1 = 5 ∈ L
+) Với k = 3, ta được: n = 2. 3 + 1 = 7 ∈ L
Do đó bốn số tự nhiên thuộc tập L là: 1; 3; 5; 7
Vậy ta thấy hai số tự nhiên không thuộc tập L là: 0; 2.
Lưu ý: Ta có thể chọn các giá trị k tùy ý thuộc N. Khi đó ta có thể thu được các phần tử khác của tập L.
Ta cũng có thể chọn 2 số tự nhiên chẵn không thuộc tập L
b) Nhận thấy các số: 1; 3; 5; 7; … là các số tự nhiên lẻ
Do đó: L = {n ∈ N, n là các số lẻ}.