Bài 1.22 trang 12 sách bài tập Toán 6
Hãy vẽ tia số và biểu diễn các số 7 và 11 trên tia số đó.
Trên tia số gốc O, điểm biểu diễn số a là điểm cách gốc O một khoảng bằng a đơn vị
Trên tia số, điểm A biểu diễn số 7, điểm B biểu diễn số 11.
Bài 1.23 SBT Toán 6
Mỗi điểm E, F, G trên hình 1.2 biểu diễn số nào?
Trên tia số gốc O, điểm biểu diễn số a là điểm cách gốc O một khoảng bằng a đơn vị
Ta nhận thấy điểm 10 cách O hai khoảng chia nên mỗi khoảng chia tương ứng với 5 đơn vị
+) Điểm E cách O bốn khoảng chia nên điểm E biểu diễn số 20
+) Điểm F cách O bảy khoảng chia nên điểm F biểu diễn số 35
+) Điểm G cách O chín khoảng chia nên điểm G biểu diễn số 45
Giải Bài 1.24 trang 12 sách bài tập Toán 6
Khi đi đường, nếu trông thấy cột cây số như hình 1.3, em hiểu còn phải đi bao nhiêu cây số nữa để đến Sơn La? Hãy mô phỏng Quốc lộ 6 kể từ cột Km0 đến Sơn La bằng cách vẽ một tia số có gốc ứng với cột Km0, trên đó ghi rõ điểm ứng với cột km 134 và điểm ứng với cột mốc Sơn La (không cần chính xác về khoảng cách).
Ghi chú: Dòng chữ “km 134” trên cột cây số cho biết nơi đó cách điểm bắt đầu của Quốc lộ 6, tức cột km0 là 134 km.
Ta có 1 cây số = 1 km
Tìm km ở vị trí S bằng cách từ 134 đếm (cộng) thêm 168, được 302
+ Nếu em trông thấy cột cây số ghi Sơn La 168 km tức là vị trí đặt cột số cách Sơn La 168 km. Vậy em cần phải đi thêm 168 km nữa để đến Sơn La.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Kí hiệu O là điểm gốc (nơi có cột km0), S là điểm ứng với cột mốc tại Sơn La và H là điểm ứng với cột cây số đã cho trong hình trên. (H ứng với km134)
Ta có tia số:
Bài 1.25 trang 12 SBT Toán 6
Cho bốn điểm A, B, C, D trên cùng một tia số và sắp xếp theo thứ tự đó. Biết rằng chúng là các điểm biểu diễn của bốn số 55 789; 55 699; 54 902 và 55 806. Hãy xác định điểm nào biểu diễn số nào.
Trên tia số nằm ngang, điểm biểu diễn số nhỏ hơn thì nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn
Do 54 902 < 55 699 < 55 789 < 55 806 nên sắp xếp theo các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 54 902; 55 699; 55 789; 55 806.
Do đó bốn điểm A, B, C và D lần lượt biểu diễn các số: 54 902; 55 699; 55 789 và 55 806
Bài 1.26 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức
Ngày 6/4/2020, Báo điện tử Khánh Hòa Online đưa tin: “Dịch bệnh Covid – 19 ở Việt Nam: Số ca nhiễm giảm dần trong những ngày gần đây”, kèm theo biểu đồ sau (số liệu tính đến 7h ngày 6/4/2020):
Em hãy hình dung bên trái biểu đồ là tia số biểu diễn các số 0; 5; 10; 15 và 20. Trên từng cột có ghi số ca nhiễm dịch bệnh Covid – 19 ở Việt Nam trong mỗi ngày từ ngày 22/3 đến ngày 6/4.
a) Hãy cho biết ngày nào có 5; 10; 15 ca nhiễm Covid – 19;
b) Ngày nào có nhiều ca nhiễm Covid – 19 nhất? Ngày nào ít nhất?
Advertisements (Quảng cáo)
c) Tại sao bài báo kết luận: “Dịch bệnh Covid – 19 ở Việt Nam: Số ca nhiễm giảm dần trong những ngày gần đây”?
Lời giải
a) Từ số liệu của biểu đồ trên, ta thấy:
+) Ngày có 5 ca nhiễm Covid – 19 là ngày 26/3
+) Ngày có 10 ca nhiễm Covid – 19 là ngày 23/3 và 3/4
+) Ngày có 15 ca nhiễm Covid – 19 là ngày 30/3
b) +) Vì ngày 22/3 có cột biểu đồ cao nhất nên ngày 22/3 có nhiều ca nhiễm Covid – 19 nhất (19 ca)
+) Vì ngày 6/4 có cột biểu đồ thấp nhất nên ngày 6/4 có ít ca nhiễm Covid – 19 nhất (0 ca)
c) Bài báo kết luận: “Dịch bệnh Covid – 19 ở Việt Nam: Số ca nhiễm giảm dần trong những ngày gần đây”là do trong bốn ngày liên tiếp gần đây, số ca nhiễm giảm dần là: 10; 3; 1; 0 (10 > 3 > 1 > 0)
Bài 1.27 SBT Toán 6
Cho bốn tập hợp: A = {x ∈ N| x chẵn và x < 10}, B = {x ∈ N | x chẵn và x ≤ 10},
C = {x ∈ N* | x chẵn và x < 10} và D = {x ∈ N* | x chẵn và x ≤ 10}. Hãy mô tả các tập hợp đó bằng cách liệt kê các phần tử của chúng.
Liệt kê các phần tử của các tập hợp theo yêu cầu đề bài, mỗi phần tử chỉ viết 1 lần và cách nhau bởi dấu chấm phẩy.
+) A = {x ∈ N | x chẵn và x < 10}
Các số tự nhiên x chẵn và nhỏ hơn 10 là: 0; 2; 4; 6; 8
Vậy: A = {0; 2; 4; 6; 8}.
+) B = {x ∈ N | x chẵn và x ≤ 10}
Các số tự nhiên x chẵn và nhỏ hơn hoặc bằng 10 là: 0; 2; 4; 6; 8; 10
Vậy: B = {0; 2; 4; 6; 8; 10}.
+) C = {x ∈ N* | x chẵn và x < 10}
Các số tự nhiên x khác 0, chẵn và nhỏ hơn 10 là: 2; 4; 6; 8
Vậy: C = {2; 4; 6; 8}.
+) D = {x ∈ N* | x chẵn và x ≤ 10}
Các số tự nhiên x khác 0, chẵn và nhỏ hơn hoặc bằng 10 là: 2; 4; 6; 8; 10
Vậy: D = {2; 4; 6; 8; 10}.
Giải Bài 1.28 Sách bài tập Toán lớp 6 KNTT
Cho tập hợp P= \(\{ \frac{1}{x}|x \in N*;x < 5\} \) Hãy viết tập P bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
+Tìm các số x thỏa mãn x là số tự nhiên khác 0, nhỏ hon 5
+Liệt kê các phần tử của các tập hợp theo yêu cầu đề bài, mỗi phần tử chỉ viết 1 lần và cách nhau bởi dấu chấm phẩy
Các số x là số tự nhiên khác 0, nhỏ hon 5 là 1; 2; 3; 4
Các phần tử của P là \(\frac{1}{1};\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{4}\)
Vậy P={\(1;\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{4}\)}