Câu hỏi mở đầu
Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở hình bên. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: bếp ga, máy điều hòa, bóng đèn, quạt điện, ti vi,…
Có thể nói nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ lạc hậu, không thể văn minh và tiến bộ.
– Kinh tế: nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…
– Giáo dục: nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ, …
– Máy móc: thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…
– Đời sống: thiếu thốn vật chất (máy móc, công cụ,…) để hỗ trợ cho các nhu cầu của con người: sinh hoạt hằng ngày, học tập, làm việc,….
Câu hỏi trang 7 SGK KHTN 6 KNTT
Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
1. Con người 2. Trái đất
3. Cái bàn 4. Cây lúa
5. Con voi 6. Cây cầu
Trong các vật trên:
– Vật sống là: con người, cây lúa, con voi.
– Vật không sống là: cái bàn, cây cầu, trái đất.
Câu hỏi 2 trang 8 SGK Khoa học 6
HĐ1
Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Các em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình.
– Hình a: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau:
Advertisements (Quảng cáo)
Khi hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau.
Khi hai thanh nam châm khác cực thì hút nhau.
– Hình b: Khi bị đun nóng đường thì đường sẽ bị biến đổi thành chất khác.
– Hình c: Nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy đũa như bị gãy ở mặt nước. Bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà tia sáng từ đầu dưới nước của đũa trên đường truyền từ vật vào mắt ta đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
– Hình d: Đem bình thủy tinh chụp kín cây thì sau một thời gian cây không thể tiếp tục phát triển bình thường.
HĐ2
Em hãy chép bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu “X” vào bảng?
Hiện tượng |
Lĩnh vực khoa học tự nhiên |
||
Sinh học |
Hóa học |
Vật lí học |
|
a |
|
|
x |
b |
|
x |
|
c |
x |
|
|
d |
|
|
x |
Trả lời hoạt động 1
Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Các em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình.
Làm thí nghiệm, quan sát, ghi chép quá trình quan sát hiện tượng.
Advertisements (Quảng cáo)
Hình a: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau:
Khi hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau.
Khi hai thanh nam châm khác cực thì hút nhau.
Hình b: Khi bị đun nóng đường thì đường sẽ bị nóng chảy biến đổi thành chất khác là than và nước.
Hình c: Nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy đũa như bị gãy ở mặt nước. Bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà tia sáng từ đầu dưới nước của đũa trên đường truyền từ vật vào mắt ta đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Hình d: Đem bình thủy tinh chụp kín cây thì sau một thời gian cây không thể tiếp tục phát triển bình thường và có thể chết vì thiếu oxi.
Hoạt đông 2
Em hãy chép bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu “X” vào bảng?
Hiện tượng |
Lĩnh vực khoa học tự nhiên |
||
Sinh học |
Hóa học |
Vật lí học |
|
a |
|
|
x |
b |
|
x |
|
c |
|
|
x |
d |
x |
|
|
Câu hỏi trang 9 SGK KHTN 6
Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh họa.
Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
Tiêu chí |
Ngày xưa khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển |
Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển |
Thông tin liên lạc |
Dùng ngựa để gửi thư liên lạc. |
Dùng điện thoại di động, để liên lạc. |
Sản xuất |
Dùng trâu để cày ruộng |
Dùng máy cày để cày ruộng. |
Giao thông vận tải |
Dùng võng, chèo thuyền để di chuyển. |
Dùng tàu thuyền, tàu siêu tốc để di chuyển. |
Ví dụ:
+ Ngày xưa đi bộ là chủ yếu → ngày nay có các phương tiện đi lại thuận tiện xe máy, oto, máy bay, tàu, …
+ Ngày xưa nấu bằng rơm, củi → ngày nay nấu bằng bếp từ, bếp ga.
+ Ngày xưa liên lạc bằng đường vận chuyển → ngày nay liên lạc bằng các thiết bị công nghệ thông tin.
+ Ngày xưa sử dụng sức vật nuôi như trâu bò để làm nông nghiệp → ngày nay sử dụng máy móc làm nông nghiệp.
Câu hỏi 3
Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong Hình 1.3 đối với con người và môi trường sống.
Lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên trong đời sống:
+ Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
+ Các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc sống con người no đủ.
+ Y học phát triển ngày càng chữa trị được nhiều bệnh hơn.
+ Tận dụng nguồn năng lượng sẵn có trong thiên nhiên để chuyển hóa thành các năng lượng điện để phục vụ đời sống của con người.
Tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:
+ Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người.
Hoạt động 3 trang 10 SGK KHTN 6
Hãy cùng các bạn trong nhóm học tập phân công mỗi người tìm đọc tiểu sử của một trong năm nhà khoa học nổi tiếng dưới đây, rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất ở nhà khoa học đó: 1. Niu-tơn, 2. Đác-uyn, 3.Pa-xtơ, 4. Ma-ri Quy-ri, 5. Anh-xtanh.
Tiêu chí |
Niu-tơn (Newton)
|
Đác-uyn (Darwin)
|
Pa-xtơ (Pasteur)
|
Ma-ri Quy-ri (Marie Curie)
|
Anh-xtanh (Einstein)
|
Quốc tịch
|
Anh |
Anh |
Pháp |
Pháp |
Đức |
Ngày sinh
|
25/12/1642
|
12/2/1809
|
27/12/1822
|
7/11/1867
|
14/3/1879
|
Phát minh quan trọng
|
– Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica ( Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên), đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động, – Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng – Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắcánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắngqua lăng kính trở thành nhiều màu. – Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.
|
Darwin phát hiện ra nguyên lý chọn lọc tự nhiên. Từ vấn đề này Darwin nhận định, sinh vật không ngừng tiến hóa từ bậc thấp đến bậc cao và ông đã chỉ ra, động – thực vật khi nuôi trồng sở dĩ có biến dị là do con người lựa chọn, lai tạo giống tùy theo mục đích sử dụng. Từ kết quả này, Darwin đã cho xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859
|
Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vongsau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dạivà bệnh than. – Ông cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà ngày nay được gọi là thanh trùng. – Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học
|
Bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra), kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium. – Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ. – Bà đã phát triển các xe X–quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho các bệnh viện dã chiến.
|
Phát hiện ra thuyết tương đối hẹp – Hiện tượng nguyệt thực – Ánh sáng bị bẻ cong do lực hấp dẫn – Phát hiện ra hiệu ứng quang điện, bước ngoặc khai sinh ra lý thuyết lượng tử ánh sáng
|
Điểu em thích nhất ở nhà khoa học
|
Ông cống hiến hết mình cho khoa học: Ông đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.
|
Câu nói của ông: Một người thuộc về khoa học phải không có mơ ước, không có tình thương – chỉ là trái tim bằng đá.
|
Câu nói của ông: Không có thứ gọi là khoa học ứng dụng, chỉ có những ứng dụng của khoa học
|
Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học.
|
(Ông có tình yêu khoa học từ khi còn bé)
|