Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - KNTT

Bài 4: Nguồn gốc loài người trang 17, 18, 19 SGK Lịch sử lớp 6 KNTT

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 17, 18 Lịch sử 6 KNTT. Phần Luyện tập – vận dụng bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 4. Nguồn gốc loài người – Chương 2 Xã hội nguyên thủy

Câu hỏi mở đầu

Các em có biết tại sao người châu Phi có làn da đen, người châu Á da vàng, còn người châu Âu lại da trắng? Liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?

Con người có chung một nguồn gốc xuất phát từ loài vượn cổ. Tùy vào điều kiện tự nhiên và sự thích ứng với môi trường sống con người có sự thay đổi về màu da. Những vùng đất ở châu Phi có xích đạo đi qua nơi ảnh hưởng nhiều nhất của ánh mặt trời, nhiệt độ nóng cao nên người châu Phi có da màu đen. Ở châu Á khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sự ảnh hưởng của Mặt Trời không bằng châu Phi nên da có màu Vàng. Người châu Âu, nhận được lượng ánh nắng của Mặt Trời ít, quanh năm luôn có bang tuyết nên người châu Âu có da trắng.

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Dựa vào hình trên và trục thời gian (tr.16), em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?

Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn như sau:

– Ở chặng đầu, khoảng 5-6 triệu năm, đã có một loại vượn người sinh sống.

– Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

– Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ tìm được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ (hình 3, trang 18). Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?

Hình 3. Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin. Từ những bằng chứng đó, có thể chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á.

Advertisements (Quảng cáo)

Phần Luyện tập vận dụng – Bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Lịch sử 6 KNTT

Câu 1. Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Những bằng chứng chứng tỏ khu vực Việt Nam và Đông Nam Á diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người là:

+ Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Đây là chặng đường đầu tiên của quá trình phát triển từ vượn thành người cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm

+ Tại di chỉ An Khê, người ta phát hiện được 3000 hiện vật đá (gồm rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ,…) có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm. Đấy là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Đây là quá trình tiếp theo sự sinh sống của người tối cổ.

+ Chiếc sọ của Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.

Như vậy, khu vực Việt Nam và Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ những giai đoạn đầu tiên.

Câu 2. Quan sát hình 2 (tr.17), em thấy Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ có điểm gì khác nhau?

Hình 2. Các dạng người trong quá trình tiến hóa

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đi bằng hai chân kết hợp với hai chi trước, hai chi trước còn dài

Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân

Dáng đứng thẳng như người ngày nay

Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về trước

Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về trước

Thể tích hộp sọ lớn hơn trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ

Trên cơ thể bao thủ một lớp lông dày

Trên cơ thể bao phủ một lớp lông mỏng

Lông tiêu giảm, còn ít

Chưa biết sử công cụ đá

Sử dụng hòn đá, ghè đẽo thô sơ

Đã biết chế tạo công cụ sắc bén hơn, có cán

Sống theo bầy đàn

Sống theo bầy đàn

Sống theo thị tộc, thành từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau

Leo trèo, hái quả

Săn bắt, hái lượm

Đã biết trồng trọt, chăn nuôi

Câu 3. Làm việc theo nhóm: Hãy sưu tầm tư liệu và xây dựng bằng hình ảnh kèm theo lời chú giải thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thủy trên thế giới hoặc ở Việt Nam.

+ Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Đây là chặng đường đầu tiên của quá trình phát triển từ vượn thành người cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm.

+ Tại di chỉ An Khê, người ta phát hiện được 3000 hiện vật đá (gồm rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ,…) có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm. Đấy là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Đây là quá trình tiếp theo sự sinh sống của người tối cổ.

+ Chiếc sọ của Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.

Như vậy, khu vực Việt Nam và Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ những giai đoạn đầu tiên.

Advertisements (Quảng cáo)