1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Dựa vào hình 2 và đọc thông tin mục 1, em hãy:
1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
– Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin–uých (nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).
– Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa Cầu thành 2 bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
– Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
– Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
– Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo tới cực Bắc.
– Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo tới cực Nam.
2. So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
– Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau
– Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4.
Advertisements (Quảng cáo)
– A (600B, 1200Đ)
– B (23027’B, 600Đ)
– C (300N, 900Đ)
Luyện tập và vận dụng bài 1, 2 trang 103 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1. Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.
-Có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ.
– Có tất cả 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ.
Câu 2. Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
Tọa độ địa lí Việt Nam phần đất liền:
– Điểm cực Bắc: vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
– Điểm cực Nam: vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
– Điểm cực Tây: kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
– Điểm cực Đông: kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.