Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Cánh diều

Bài 1: Số nguyên âm trang 61, 62, 63 Toán lớp 6 tập 1 Cánh diều

Trả lời Luyện tập vận dụng trang  61 SGK Toán 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 62, 63 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1. Bài 1. Số nguyên âm – Chương 2 Số nguyên

Luyện tập vận dụng 1

a) Đọc số: -54

b) Âm chín mươi.

a) Đọc là: âm năm mươi tư.

b) Viết là: –  90.

Luyện tập vận dụng 2

Viết số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển, biết tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 20 m.

Thêm dấu “ – ” trước số 20 để biểu thị số nguyên âm

Số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngắn so với mức nước biết (vị trí dưới mực nước biển 20m) = -20.

Giải bài 1 trang 62 Toán 6 cánh diều tập 1

a) Đọc các số sau: -9; -18.

b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.

a) -9 đọc là âm chín;

    -18 đọc là âm mười tám.

b) -23; -349.

Bài 2 trang 62 Toán 6 cánh diều

Advertisements (Quảng cáo)

Bảng thống kê dưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh:

a) Đọc và viết nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ.

b) Xác định tính đúng, sai của các phát biểu sau:

Lúc 6 giờ nhiệt độ là -10oC;
Lúc 14 giờ nhiệt độ là -3oC.

a) Nhiệt độ lúc 2 giờ:

Đọc là: âm tám độ.
Viết là: \( – 8^\circ C\).

Nhiệt độ lúc 10 giờ:

Đọc là: âm năm độ
Viết là: \( – 5^\circ C\).

Nhiệt độ lúc 18 giờ:

Đọc là: không độ
Viết là: \(0^\circ C\).

Advertisements (Quảng cáo)

Nhiệt độ lúc 22 giờ:

Đọc là: âm ba độ
Viết là: \( – 3^\circ C\).

b) Lúc 6 giờ nhiệt độ là \( – 10^\circ C\)=> Đúng

Lúc 14 giờ nhiệt độ là \( – 3^\circ C\)=> Sai vì lúc này là \(2^\circ C\).

Giải bài 3

Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:

a) Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng;

b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.

a) Ông An nợ ngân hàng nên ta thêm dấu “ – ” vào trước tiền nợ: – 4 000 000.

b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng nên ta thêm dấu “ – ” vào trước số tiền ta được: – 600 000.

Bài 4 trang 63 Toán 6 tập 1

Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện sau:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

a) Năm 776 trước Công nguyên thì ta thêm “ – ”  vào trước 776 được:  \( – 776\). b) Năm 287 trước Công nguyên thì ta thêm “ – ”  vào trước 287 được:  \( – 287\).

Trả lời Có thể em chưa biết trang 63 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1

Độ sâu lớn nhất của các đại đương dưới mực nước biển
Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m.

Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m.

Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m.

Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m.

Hãy sử dụng số nguyên âm để biểu diễn các độ cao đó (so với mực nước biển).

Độ sâu được biểu thị độ cao so với mực nước biển bằng số âm

+) Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 10 935 m.

+) Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 8 408 m.

+) Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 7 290 m.

+) Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 5 669 m.

Advertisements (Quảng cáo)