Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Cánh diều

Bài 2: Tập hợp các số nguyên trang 64 Toán lớp 6 tập 1 Cánh diều

Trả lời câu hỏi luyện tập vận dụng trang 64, 65, 66, 67, 68 SGK Toán 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 2. Tập hợp các số nguyên – Chương 2 Số nguyên

Hoạt động 1

Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất ở thành phố Niu Oóc (New York) trong các ngày từ 06/01/2020 (thứ Hai) đến 12/01/2020 (Chủ nhật).

 

a) Viết tập hợp các số chỉ nhiệt độ trong bản tin dự báo thời tiết ở trên.

b) Tập hợp đó gồm các loại số nào?

a) Tập hợp các chỉ số nhiệt độ: \(A = \left\{ {0^\circ C,2^\circ C, – 2^\circ C, – 5^\circ C,1^\circ C,11^\circ C,6^\circ C} \right\}\)

b) Tập hợp các chỉ số nhiệt độ gồm các số nguyên âm: \( – 2, – 5\), số tự nhiên:0,2,1,11,6.

Luyện tập vận dụng 1 trang 64 Toán 6

Chọn kí hiệu “\( \in \)” và “\( \notin \)” thích hợp cho ?

a) \( – 6?\mathbb{Z}\).

b) \( – 10?\mathbb{N}\).

a) Số \( – 6\) là số nguyên âm nên thuộc số tập hợp số nguyên, ta viết: \( – 6 \in \mathbb{Z}\).

b) Số \( – 10\) là số nguyên âm nên không phải là số tự nhiên nên \( – 10 \notin \mathbb{N}\).

Hoạt động 2

a) Quan sát những điểm biểu diễn số nguyên \( – 5, – 4, – 2,3,5\) trên trục số nằm ngang ở Hình 3 rồi nêu nhận xét vị trí của những điểm đó so với điểm gốc 0.

 

b) Nêu số đo nhiệt độ được chỉ trong mỗi nhiệt kế và biểu diễn các số đó trên trục số thẳng đứng ở Hình 4.

 

a) Điểm – 5 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.

Điểm – 4 nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 4 khoảng.

Điểm \( – 2\) nằm bên trái điểm gốc 0, cách điểm gốc 2 khoảng.

Điểm 3 nằm bên phải điểm gốc 0, cách điểm gốc 3 khoảng.

Điểm 5 nằm bên phải điểm gốc 0, cách điểm gốc 5 khoảng.

b) Số đo nhiệt kế chỉ ở ba hình lần lượt như sau: \( – 1^\circ C, – 2^\circ C,3^\circ C\).

Luyện tập vận dụng 2

Biểu diễn các số \( – 7, – 6, – 4,0,2,4\) trên một trục số.

Gọi điểm biểu diễn các số \( – 7, – 6, – 4,0,2,4\) lần lượt là A, B, C, D, E.

 

Hoạt động 3

Quan sát trục số và trả lời các câu hỏi:

 

a) Điểm biểu diễn số 4 các điểm gốc 0 bao nhiêu đơn vị ?

b) Điểm biểu diễn số \( – 4\) cách điểm gốc 0 bao nhiêu đơn vị ?

c) Có nhận xét gì về khoảng cách từ điểm biểu diễn các số \( – 4\) và 4 đến điểm gốc 0?

a) Điểm biểu diễn số 4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị.

b) Điểm biểu diễn số – 4 cách điểm gốc 0: 4 đơn vị

c) Khoảng cách từ điểm biểu diễn số 4 và – 4 đến điểm gốc 0 bằng nhau.

Luyện tập vận dụng 3

Cho ví dụ về hai số nguyên đối nhau và hai số nguyên không đối nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Hai số đối nhau là: -3 và 3

Hai số không đối nhau là 6 và -9

Hoạt động 4

a) Quan sát hai điểm \( – 3\) và 2 trên trục số nằm ngang và cho biết điểm \( – 2\) nằm bên trái hay bên phải điểm 2.

 

b) Quan sát hai điểm \( – 2\) và 1 trên trục số thẳng đứng và cho biết điểm \( – 2\) nằm phía dưới hay phía trên điểm 1.

a) Điểm – 3 nằm bên trái điểm 2.

b) Điểm – 2 nằm phía dưới điểm 1.

Hoạt động 5

Biểu diễn các số \( – 6\) và 4 trên trục số. Từ đó hãy so sánh \( – 6\) và 4.

+Biểu diễn trên trục số:

+ So sánh \( – 6\) và 4:

Điểm \( – 6\) nằm bên trái số 0 nên \( – 6 < 0\). Số 4 nằm bên phải số 0 nên \(0 < 4\).

Từ đó ta có \( – 6 < 4\).

Luyện tập vận dụng 4 trang 69 Toán 6 Cánh Diều

Viết các số sau đây theo thứ tự tăng dần: \( – 6, – 12,40,0, – 18\).

– Số nguyên dương luôn lớn hơn 0.

– Số 0 luôn lớn hơn số nguyên âm.

– Biểu diễn các số âm trên trục số.

– So sánh các số \( – 6, – 12,40,0, – 18\).

– Sắp xếp thứ tự các số \( – 6, – 12,40,0, – 18\).

Số -18 nằm bên trái số -12 nên \( – 18 <  – 12\)

Số \( – 12\) nằm bên trái số \( – 6\) nên \( – 12 <  – 6\)

Số \( – 6\) là số nguyên âm nên \( – 6 < 0\)

Advertisements (Quảng cáo)

Số 40 là số nguyên dương nên luôn lớn hơn 0=> \(0 < 40\)

=>Thứ tự tăng dần: – 18 < – 12 < – 6 < 0 < 40

Luyện tập vận dụng 5

Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: \( – 154, – 618, – 219,58\).

So sánh các số nguyên âm: \( – 154, – 618, – 219\). Bỏ các dấu “ –  ” trước  cả 3 số nguyên âm ta được \(154,618,219\).

Ta có: \(154 < 219\) nên \( – 154 >  – 219\)

\(219 < 618 \Rightarrow  – 219 >  – 618\)

\( \Rightarrow  – 154 >  – 219 >  – 618\)

Số 58 là số nguyên dương nên ta có: \(58 >  – 154 >  – 219 >  – 618\).

Vậy thứ tự giảm dần cần tìm là \(58 >  – 154 >  – 219 >  – 618\).

Giải bài 1 trang 69 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1

Viết các số nguyên biểu thị độ cao so với mực nước biển trong các tình huống sau:

a) Máy bay ở độ cao 10 000 m;

b) Mực nước biển;

c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m.

a) Máy bay ở độ cao 10 000 m nên số nguyên cần tìm là 10 000.

b) Mực nước biển luôn là 0 m nên ta có số nguyên cần tìm là 0.

c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m nên ta có số nguyên –100.

Bài 2 trang 69 Toán 6 tập 1

Chọn kí hiệu “∈”; “∉” thích hợp cho ?

a) \( – 3?\mathbb{Z}\)

b) \(0?\mathbb{Z}\)

c) \(4?\mathbb{Z}\)

d) \( – 2?\mathbb{N}\)

a) \( – 3 \in \mathbb{Z}\)

b) \(0 \in \mathbb{Z}\)

c) \(4 \in \mathbb{Z}\)

d) \( – 2 \notin \mathbb{N}\)

Bài 3 trang 69

Biểu diễn các số -7, -6, -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau:

Giải Bài 4 trang 69 SGK Toán lớp 6 Cánh Diều

Quan sát trục số:

 

a) Tính khoảng cách từ điểm O đến điểm A.

b) Tìm trên trục số những điểm cách O một khoảng là 5 đơn vị.

a) Khoảng cách từ điểm O đến điểm A: 2 đơn vị.

b) Những điểm cách O một khoảng là 5 đơn vị là: điểm 5 nằm bên phải và điểm \( – 5\) nằm bên trái.

Bài 5 trang 69 SGK Cánh Diều Toán 6

Vẽ trục số nằm ngang, chỉ ra hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm -3 một khoảng là 2 đơn vị. Sau đó tìm số đối của hai số nguyên đó.

Trục số:

 

Điểm \( – 5\) nằm bên trái điểm \( – 3\) và cách điểm đó 2 đơn vị.

Điểm \( – 1\) nằm bên phải điểm \( – 3\) và cách điểm đó 2 đơn vị.

Số đối của -5 là 5.

Số đối của 1 là -1.

Bài 6 trang 69 Toán 6 cánh diều tập 1

So sánh các cặp số sau: 3 và 5; -1 và -3; -5 và 2; 5 và -3.

+ So sánh 2 số nguyên âm:

   Bước 1: Bỏ dấu “ –  ” trước cả hai số âm

   Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhân được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (tương ứng) sẽ lớn hơn.

+ Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.

So sánh:

  3 < 5

Do \(1 < 3\) nên \( – 1 >  – 3\).

Do số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương nên – 5 < 2.

Do số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương 5 > – 3

Giải bài 7 trang 69 SGK Toán lớp 6

Nước đóng băng khi nhiệt độ từ \(0^\circ C\) trở xuống. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) Ở nhiệt độ \( – 3^\circ C\) thì nước đóng băng.

b) Ở nhiệt độ \(2^\circ C\) thì nước đóng băng.

a) Đúng. Vì -3 < 0.

b) Sai. Vì 2 > 0.

Advertisements (Quảng cáo)