Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8 - Ngắn gọn

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự Văn 8 trang 37 ngắn gọn nhất: Kể lại những kỉ niệm đầu tiên đi học

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự trang 37 SGK Văn lớp 8 (ngắn gọn). Kể lại những kỉ niệm đầu tiên đi học. Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người….

Đề 1: Kể lại những kỉ niệm đầu tiên đi học

   Mở bài: Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người. Kỉ niệm đó trong em có sâu đậm như thế nào?

   Thân bài:

   – Tâm trạng em trước ngày đi học đầu tiên: vui mừng xen lẫn lo lắng, hồi hộp.

   – Cảm nhận về cảnh vật xung quanh: bầu trời, cây cối, không khí khai trường (bố mẹ chuẩn bị sách vở, đường phố đông đúc…).

   – Hình ảnh ngôi trường hiện ra dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên như thế nào? Cảm xúc của em khi lần đầu đứng trước ngôi trường với vị trí là một học sinh mới.

   – Ngày đi học đầu tiên với bạn mới, thầy cô xa lạ mà thân thiện.

   – Những hoạt động mà em thấy vô cùng thú vị: đứng xếp hàng chào cờ, nghe thầy cô phát biểu, lòng rạo rực bồi hồi theo những tiếng trống, …

   – Khi ngồi trong lớp học, môn đầu tiên em học là môn gì, kiến thức mới lạ,…

   Kết bài: Tâm trạng em khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Điều ấn tượng nhất với em về ngày đó như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi

   Mở bài: Dẫn dắt kể về người muốn kể.

   Thân bài:

   – Miêu tả:

       + Ngoại hình: đường nét khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, vóc dáng, trang phục,…

       + Tính cách: đối xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè,…

Advertisements (Quảng cáo)

   – Một kỉ niệm ấn tượng nhất khiến người đó “sống mãi trong lòng tôi”.

   – Cảm nhận về người ấy.

   Kết bài: Cảm ơn người đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Người ấy giữ một vị trí quan trọng nhường nào trong trái tim tôi.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn

   Mở bài: Một ngày tôi nhận ra sự trưởng thành của mình.

   Thân bài:

   – Bản thân khi đã lớn:

       + Vóc dáng, ngoại hình: chiều cao, cân nặng, giọng nói, mụn ở mặt, tâm sinh lí,…

       + Tính cách, trí tuệ: thay đổi, suy nghĩ, hành động bớt trẻ con, trưởng thành hơn.

   – Những việc làm bất chợt nhận ra sự khác biệt khi còn trẻ con và khi đã lớn.

   – Cảm nhận về việc đó có đáng vui không? Suy nghĩ của em như thế nào?

   Kết bài: Nhận thức được hành động, việc làm khi khôn lớn với bản thân, gia đình, xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)